3. Bổ sung vitamin A cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Trẻ suy dinh dưỡng có thể chất kém, hệ miễn dịch non yếu khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh cao. Vì thế, trẻ cần tăng cường bổ sung những dưỡng chất thiết yếu nói chung, cùng các loại vitamin nói riêng. Với trẻ chưa hoàn toàn cai sữa, mẹ có thể kết hợp những bữa ăn dặm giàu dinh dưỡng, chú trọng bổ sung các loại rau xanh và trái cây. Không nên cho bé ăn quá nhiều tinh bột dễ gây khó tiêu.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần theo dõi liên tục chỉ số cân nặng và chiều cao của bé qua mỗi tháng, để xem xét hiệu quả của chế độ bổ sung đã thật sự phát huy tác dụng chưa. Đồng thời, nên thường xuyên đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe để phát hiện những vấn đề bất thường, kịp thời điều chỉnh và áp dụng hướng điều trị thích hợp nhất cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi uống vitamin A
Phụ huynh đưa trẻ uống Vitamin A cần lưu ý, dù Vitamin A rất an toàn, nhưng phụ huynh cũng nên theo dõi sức khỏe của trẻ sau uống bổ sung trong vòng 2 ngày để xử trí nếu có các trường hợp tác dụng không mong muốn.
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi trẻ uống Vitamin A là nôn ói, tiêu chảy, đầy bụng, thóp hơi phồng, đau đầu, sưng tấy, ngứa da, sưng mặt hoặc môi, dị ứng. Các triệu chứng này chỉ kéo dài trong 1-2 ngày sau khi bổ sung Vitamin A có thể do trẻ quá nhạy cảm với thuốc, không phải tình trạng ngộ độc và không gây nguy hiểm cho trẻ. Tốt nhất khi thấy con có biểu hiện lạ, nên đưa trẻ đi khám.
5. Không lạm dụng vitamin A
Việc tự ý bổ sung Vitamin A quá mức cần thiết sẽ gây nhiều hệ lụy, ngộ độc, ảnh hưởng gan, thậm chí tử vong. Dù vitamin A có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể, song chúng ta không được tự ý sử dụng vitamin A một cách tùy ý. Nếu nghi ngờ trẻ thiếu hụt vitamin A, phụ huynh cần đưa đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định liều bổ sung phù hợp.
Thông thường, vitamin A có trong sữa mẹ, đặc biệt sữa non. Do đó trong vòng 6 tháng đầu đời, trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần bổ sung vitamin này.