Sự giáo dục trong nhân cách của một người không phải thể hiện ở bạn học những ngôi trường danh tiếng nào, cũng không phải là địa vị xã hội cao bao nhiêu, mà chính là khi gặp mọi vấn đề trong cuộc sống, bạn đều có thể thay đổi góc nhìn để đặt bản thân vào vị trí của người khác mà suy nghĩ.
Như câu chuyện đầu tiên, anh trai kia dù có say nhưng vẫn ý thức và nghĩ cho cô gái đi đường. Anh lo lắng rằng cô sẽ cảm thấy sợ hãi vì trước mặt có một đám thanh niên say khướt. Vì thế nên anh mới quyết định hành động.
Câu chuyện thứ hai. Người bố đã rất tinh tế khi hiểu rõ giới hạn giữa đàn ông và phụ nữ, mà đó còn là vợ của em trai mình. Hành động của ông không những tôn trọng vợ của em trai và còn tôn trọng cả người em trai của mình.
Câu chuyện thứ ba. Ngay cả cậu bé và người mẹ đều có nhận thức đầy đủ trong nguyên tắc ứng xử cộng đồng. Họ không thể để hành động ăn uống của mình làm ảnh hưởng đến nơi công cộng. Một khi đã làm dơ thì phải tự mình dọn cho sạch. Thử ai ngoài xã hội có mấy đứa trẻ, có mấy bà mẹ nào có thể làm được như vậy?
Một người hành xử có giáo dục cũng có thể nói lên cả phẩm chất cả gia đình của họ. Nhân cách của một con người lớn lên sẽ trải qua ba tầng giáo dục: Gia đình – nhà trường – xã hội. Trong đó, gia đình cũng chính là cầu nối của hai yếu tố sau.
Phương pháp giáo dục của bậc cha mẹ chính là một trong những nền tảng để định hướng nhân cách của một đứa trẻ. Sâu xa hơn, nó còn ảnh hưởng đến cả cuộc đời về sau con trẻ.
(Nguồn: Zhihu)