Bỏ túi cách chữa say nắng, say nóng cho trẻ vào mùa hè

(lamchame.vn) - Thời tiết oi bức, nắng nóng của mùa hè, cha mẹ cần học cách chữa say nắng, say nóng cho trẻ để xử trí nhanh khi con chẳng may rơi vào trường hợp say nắng nhé.

Say nắng, say nóng là phản ứng của cơ thể khi nhiệt độ môi trường bên ngoài tăng nhanh và cao. Ngoài những người hoạt động ngoài trời, luyện tập thể lực hay học tập, làm việc trong môi trường nóng bức thì người già và trẻ em với sức chịu đựng kém cũng là đối tượng dễ bị say nắng, say nóng.

Bé hoạt động nhiều ở môi trường ngoài trời nắng nóng nhiều dễ dẫn đến tình trạng say nắng, say nóng. Ảnh minh họa. 

Khi say nắng, say nóng, các mạch máu sẽ giãn nở để dồn máu đến da giúp thoát nhiệt ra ngoài, đồng thời các tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, tiết nhiều mồ hôi để làm mát cơ thể. Nếu không sơ cứu kịp thời, cơ thể mất quá nhiều nước và muối qua mồ hôi có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, ba mẹ cần bỏ túi ngay những kiến thức liên quan đến say nắng, say nóng cho bé khi mùa hè đến.

Những triệu chứng say nắng nhẹ ban đầu có thể là:

- Da nóng, ửng đỏ, khô, nhợt nhạt

- Tim đập nhanh, thở gấp

Cha mẹ cần sớm phát hiện dấu hiệu khi trẻ say nắng, say nóng để xử lý kịp thời. Ảnh minh họa. 

- Bé mệt lả, chân tay rã rời, hoa mắt chóng mặt

- Với các bé lớn có thể xuất hiện tình trạng đau cơ, chuột rút ở chân, tay hay cơ bụng.

Trường hợp nặng, bé có thể:

- Nôn ói

- Ngất xỉu

- Co giật

- Mất ý thức, mất phương hướng, lơ mơ, lú lẫn

- Bất tỉnh, hôn mê

- Trụy tim mạch, có thể dẫn tử vong.

Cách chữa say nắng, say nóng cho con

- Phát hiện bé bị say nắng, say nóng, cần chhuyển bé vào chỗ mát, thoáng khí.

- Cởi bỏ bớt quần áo.

- Vẩy nước hoặc lấy khăn thấm nước mát phủ lên người bé để giảm thân nhiệt.

- Quạt mát cho bé.

- Nếu bé còn tỉnh táo, cho bé uống một ly nước mát và tiếp tục cho bé uống sau đó 15 phút cho đến khi bé cảm thấy đỡ hơn.

- Chườm lạnh bằng khăn mát hoặc khăn bọc nước đá ở các vị trí có động mạch lớn như nách, bẹn, cổ đến khi nhiệt độ xuống còn khoảng 38 độ C.

- Đưa bé đi cấp cứu trong trường hợp nặng, nếu bé có dấu hiệu nôn ói, co giật, bất tỉnh…

- Vẫn thường xuyên chườm mát cho bệnh nhi trong quá trình vận chuyển.

Giúp con phòng chống say nắng, say nóng

Nên:

- Trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi bé phải hoạt động ngoài trời nắng như quần áo dài, rộng, mũ nón, kính râm…

- Tạo cho con môi trường học tập, vui chơi thoáng mát.

- Thường xuyên cho con uống nước dù bé chưa khát. Các thức uống phù hợp là nước lọc, nước hoa quả và thức uống chứa muối, đường.

- Cho bé ăn uống đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.

Trảnh để bé vui chơi ở thời tiết nắng nóng quá lâu. Ảnh minh họa. 

Không nên:

- Vui chơi, đi lại hoặc đứng quá lâu dưới trời nắng, trong môi trường nóng bức.

- Hoạt động thể lực quá sức.

- Để bé ra ngoài chơi khi trời nắng gắt.

- Khi vừa ở môi trường ngoài trời, tránh để bé bước ra vào phòng máy lạnh đột ngột.

Theo Sohuutritue.net.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU