Các mẹ đừng lo lắng, với những cách này có thể chữa dây rốn quấn cổ thai nhi hiệu quả

Tràng hoa quấn cổ (dây rốn quấn cổ) là hiện tượng sinh ra do việc cử động và thay đổi vị trí thường xuyên của bé ở những tháng cuối của thai kỳ.

Theo đó, dây rốn sẽ bị cuộn lại quấn quanh người thai nhi, thường gặp quanh cổ. Tuy hiện tượng này khá phổ biến nhưng lại không gây nguy hiểm cho thai nhi nếu được theo dõi và chữa trị kịp thời trong quá trình mang thai.

Thế nhưng, cũng có không ít trường hợp thai nhi gặp nguy hiểm khi bị dây rốn quấn cổ nên thai phụ cần biết nên làm gì để có thể yên tâm hơn về vấn đề này. Do vậy, bài viết sẽ bật mí cho các mẹ một số phương pháp dân gian giúp mẹ bầu chữa dây rốn quấn cổ cho thai nhi. Cách này tuy chưa được khoa học chứng minh nhưng lại được nhiều bà mẹ tin tưởng và áp dụng thành công. Lưu ý, đây là những phương pháp chưa được khoa học chứng minh, chỉ có tính chất tham khảo nên khi con gặp tình trạng này, các mẹ vẫn cần đến bệnh viện để thăm khám và có phương pháp điều trị tốt nhất.

Mặc dù khá là khó để khắc phục tình trạng dây rốn quấn cổ nhưng mẹ bầu không nên lo lắng quá vì nó không gây quá nhiều nguy hiểm, theo một thống kê có tới 30% bé chào đời trong trạng thái này. (Ảnh minh họa: Internet)

Cách nhận biết thai nhi bị dây rốn quấn cổ

Siêu âm là cách chính xác nhất để phát hiện tình trạng thai bị dây rốn quấn cổ. Theo đó, khi siêu âm nếu thấy phía sau cổ bé có vết đè hình chữ V là bị quấn 1 vòng, hình chữ W là bị quấn 2 vòng… Do vậy, mẹ bầu cần đi siêu âm thai đúng định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Bên cạnh đó, mẹ có thể nghi ngờ bé bị dây rốn quấn cổ nếu thấy thai máy bất thường từ tuần thứ 30 trở đi. Theo đó, khi dây rốn quấn quanh cổ bé, thai nhi có thể bị hạn chế cử động nên động tác máy không nhiều như lúc trước. Ngoài ra, cũng xảy ra trường hợp dây rốn quấn quá chặt khiến bé bị thiếu oxy, bé sẽ đạp nhiều để tự tìm cách tháo gỡ dây rốn.

Mẹo chữa dây rốn quấn cổ bằng phương pháp dân gian

Theo y học hiện đại, vẫn chưa có biện pháp nào can thiệp bên ngoài để khắc phục tình trạng dây rốn quấn cổ mà chỉ hy vọng thai nhi sẽ vận động nhiều hơn để tự "gỡ rối". Do vậy, khi thai nhi mắc phải tình trạng này thì thai phụ nên giữ một tâm trạng thoải mái, kết hợp với một chế độ dinh dưỡng điều độ và tập luyện thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh, giúp thai nhi phát triển tốt và hoạt động nhiều hơn để tự gỡ dây rốn.

Tuy nhiên, theo quan niệm dân gian, các mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để tác động vào quá trình "gỡ rối" của bé:

Xoa bụng bầu

Cách tốt nhất để chữa dây rốn quấn cổ là mẹ bầu phải giữ cho tinh thần mình luôn vui vẻ, kết hợp với một lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh để thai nhi luôn an toàn và khỏe mạnh. (Ảnh minh họa: Internet)

Kinh nghiệm dân gian cho rằng việc xoa bụng bầu sẽ giúp bé chuyển động nhiều hơn nên dễ tháo được vòng dây rốn. Trên thực tế đây là cách làm thiếu khoa học, không những không có lợi mà còn gây hại khi mẹ bầu xoa bụng "vô tội vạ". Bởi, xoa bụng bầu quá nhiều sẽ khiến những cơn co tử cung nhiều hơn, đặc biệt ở hai tháng cuối và thúc đẩy dọa sinh sớm, thậm chó có nguy cơ sảy thai, sinh non. Thông thường, khi bé bị dây rốn quấn cổ các bác sĩ sẽ chỉ định mổ cho bà bầu để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Bò quanh giường ngược chiều kim đồng hồ

Dù chưa được khoa học chứng minh nhưng đây là phương pháp được khá nhiều mẹ áp dụng và nhận được kết quả tốt. Nguyên nhân có thể do sự sự vận động của người mẹ sẽ kích thích thai nhi chuyển động theo, từ đó tự tháo được dây quấn quanh cổ mình. Do vậy, mẹ bầu có thể tham khảo và thực hiện động tác này vào buổi tối trước khi ngủ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên bò một vài vòng, tránh bò quá nhiều, sẽ dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt và ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

Tuy đa số các trường hợp trẻ dây rốn quấn cổ đều phát triển khỏe mạnh bình thường. Nhưng với những trẻ bị dây rốn quấn quá chặt gây thiếu oxy, thiếu máu, trong quá trình nuôi nấng, cần quan tâm hơn đến sức khỏe của bé. Khi có những dấu hiệu bất thường như tim đập mạnh, chân tay run thì nên đưa bé đi gặp bác sĩ. Ngoài ra, khi bé bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu vẫn có thể sinh thường khi thấy thai nhi vẫn khỏe mạnh và vòng quấn quanh cổ ít và hầu hết các trường hợp này trẻ đều khỏe mạnh.

Theo phunusuckhoe.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU