Theo dõi thai kỳ cùng chuyên gia tại Đa khoa quốc tế Hà Nội
Khám thai định kỳ là như thế nào?
Đối với chị em phụ nữ mang thai và làm mẹ là điều rất “thiêng liêng”, khó diễn đạt bằng lời. Bên cạnh niềm vui, sẽ có những lo lắng đan xem như em ebs phát triển có tốt không, bản thân có mắc bệnh lý nào bất lợi cho em bé hay không. Do đó, khi mang thai, mẹ bầu cần phải tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Khám thai định kỳ chính là việc các mẹ đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa theo các cột mốc phát triển của thai nhi. Thông qua việc thăm khám, siêu âm, làm các xét nghiệm cần thiết theo chỉ định của bác sĩ giúp mẹ bầu nắm bắt được tình hình phát triển của thai nhi, cũng như tình trạng sức khỏe của bản thân. Từ đó, có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, cũng như bổ sung các loại vitamin phù hợp giúp mẹ có sức khỏe tốt, thai nhi phát triển toàn diện.
Trong quá trình khám thai định kỳ, mẹ bầu sẽ được:
- Kiểm tra sức khỏe tổng quát: Đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp…. Của mẹ bầu.
- Siêu âm bụng để kiểm tra sự phát triển của thai nhi.
- Làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm dịch âm đạo để kiểm tra sức khỏe thai phụ, phát hiện sớm ra các bệnh lý phụ khoa, xửu lý hiệu quả để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Khám thai định kỳ còn giúp bác sĩ phát hiện sớm các dị tật bất thường ở thai nhi, từ đó có các xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người mẹ cũng như bảo vệ năng sinh sản về sau.
- Ngoài ra, mẹ bầu cũng sẽ được bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý, kê những toa thuốc vitamin bổ sung phù hợp, đồng thời bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn cách vệ sinh vùng kín sạch sẽ để phòng tránh nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa.
Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu nhất định phải biết
Mốc khám thai quan trọng các mẹ cần nhớ
Khám thai trong suốt quá trình mang thai là điều hết sức cần thiết, vì thế các mẹ không nên bỏ lỡ bất kỳ mốc khám nào. Ngoài lịch hẹn khám theo chỉ dẫn của bác sĩ, các mẹ cần nhớ những mốc khám thai quan trọng sau đây:
-
Mốc khám thai đầu tiên – khi trễ kinh từ 7 đến 10 ngày
Một trong các mốc khám thai nhất định mẹ bầu cần phải thực hiện là khi bản thân bị trễ kinh từ 7 - 10 ngày, khi sử dụng que thử thai kết quả hiện thị 2 vạch.
Tại lần khám này, bác sĩ sẽ siêu âm bụng để kiểm tra xem thai đã vào tử cung hay chưa. Nếu không thấy thai qua siêu âm, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ hCG – Một loại hormone chỉ xuất hiện ở nước tiểu của phụ nữ mang thai.
Với trường hợp thai đã vào trong tử cung, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tuổi thai, xem có nhịp tim hay chưa, và đánh giá sự phát triển của thai nhi. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ ước lượng ngày sinh dự kiến cho mẹ bầu.
-
Một mốc khám thai quan trọng tiếp theo là khi thai được 12 tuần
Khám thai vào tuần thứ 12 được xem là một trong 3 mốc khám thai quan trọng nhất. Qua lần thăm khám này, bác sĩ sẽ thông báo cho mẹ bầu về tình trạng dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Ở cột mốc này, mẹ bầu có thể thực hiện thăm khám khi thai nhi được 11 tuần hoặc thai nhi 13 tuần. Không nên thực hiện khám thai sau tuần thứ 13, vì lúc đó kết quả kiểm tra về các vấn đề như hội chứng Down hoặc dị tật bẩm sinh sẽ không còn chính xác.
Tại lần khám thai ở tuần thứ 12, mẹ bầu sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm bao gồm:
+ Xét nghiệm Double test: Để kiểm tra xem thai nhi có mắc phải hội chứng Down, Edward hay Patau hay không.
+ Xét nghiệm máu: Giúp xác định mẹ bầu có bị thiếu máu hoặc thiếu sắt hay không. Từ đó, có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung vitamin cần thiết.
+ Xét nghiệm nước tiểu: Giúp mẹ bầu phát hiện nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu.
-
Lịch khám thai tiếp theo là khi thai nhi được 16 – 18 tuần tuổi
Trong lần khám thai ở tuần 16 - 18 của thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để phát hiện bất thường của thai nhi nếu có. Qua đó, bác sĩ sẽ đề xuất các biện pháp can thiệp kịp thời và hiệu quả.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng sẽ thực hiện xét nghiệm sàng lọc Triple test nhằm dự đoán chính xác khả năng thai nhi có bị hội chứng Down hoặc vấn đề về nhiễm sắc thể hay không.
Ở giai đoạn này, các dị tật và dị dạng của thai nhi có thể được chẩn đoán rõ ràng hơn. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ bầu giúp họ đưa ra những quyết định phù hợp, tránh tác động tiêu cực đến tâm lý sau này.
-
Khám thai khi thai nhi 22 tuần tuổi
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi thai nhi được 22 tuần tuổi là một những mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần chú ý.
Thai nhi ở tuần tuổi này đã phát triển gần như là đầy đủ tất cả các bộ phận. Bác sĩ cũng sẽ quan sát được sự chuyển động của thai nhi từ nhiều góc độ khác nhau. Vì thế, dễ dàng phát hiện ra các bất thường ở thai nhi như: hở hàm ếch, sứt môi, tim bẩm sinh,… Tùy vào mức độ nặng nhẹ bác sĩ sẽ tư vấn biện pháp khắc phục phù hợp.
-
Lịch khám thai định kỳ chuẩn là khi thai nhi khoảng 26 -28 tuần tuổi
Ở lần thăm khám này, bác sĩ không chỉ siêu âm để kiểm tra hình hài của thai nhi mà bác sĩ còn tiến hành:
+ Kiểm tra huyết áp thai phụ,
+ Thực hiện xét nghiệm dung nạp đường huyết cho mẹ bầu để kiểm tra xem mẹ bầu có bị tiểu đường thai kỳ hay không. Nếu có bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng phù hợp để ngăn chặn biến chứng, phòng tránh biến chứng thai kỳ.
+ Đo chiều dài cổ tử cung của người mẹ xem cao hay thấp.
Với những thai phụ lần đầu mang thai thì đây là thời điểm phù hợp để mẹ bầu tiến hành tiêm mũi uốn ván đầu tiên. Còn nếu mẹ bầu mang thai lần thứ 2 và cách với lần đầu mang thai chưa quá 5 năm, mẹ bầu chỉ cần tiên 1 mũi uốn ván cách thời điểm sinh trước 1 tháng.
-
Khám thai tuần 32 – Lịch khám thai định kỳ chuẩn
Khám thai vào tuần 32 là một trong 3 cột mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần hết sức lưu ý.
Tại buổi thăm khám này, bác sĩ sẽ sử dụng siêu âm màu 4D để kiểm tra kỹ lưỡng về hình dáng của thai nhi, đồng thời theo dõi dòng máu qua động mạch rốn, động mạch não và động mạch tử cung.
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát cho mẹ, xem vị trí ngôi thai đã ổn định hay chưa, và đánh giá chính xác sự phát triển của thai nhi.
-
Thăm khám khi thai nhi được 34 tuần
Khi mẹ bầu đến bệnh viện hoặc phòng khám để khám thai ở tuần 34, bác sĩ sẽ: Kiểm tra huyết áp; Cân nặng; Đo chiều cao tử cung; Đo vòng bụng; Làm xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mẹ bầu, xem có bị tiểu đường thai kỳ hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.
Về phần thai nhi, bác sĩ sẽ: Thực hiện siêu âm nhằm nghe nhịp tim và xác định vị trí của thai. Nếu thai chưa nằm đúng tư thế, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách xoay.
Kiểm tra qua siêu âm để biết vị trí nhau thai và độ trưởng thành của nó. Đo chiều dài, cân nặng và chỉ số ối của thai nhi.
-
Siêu âm vào tuần 39 thai kỳ
Nếu qua tuần 37 trở mà mẹ bầu vẫn chưa sinh, mẹ bầu cần thăm khám mỗi tuần một lần, trong mỗi lần khám bác sĩ sẽ: Đo huyết áp; Kiểm tra cân nặng; Đo chiều cao tử cung; Đo vòng bụng và nghe tim thai.
Ngoài ra, mẹ bầu còn được kiểm tra cổ tử cung và bác sĩ sẽ tư vấn về các dấu hiệu sắp sinh để giúp mẹ chuẩn bị tâm lý tốt hơn cho quá trình sinh nở.
Hi vọng với nội dung thông tin bài viết do các bác sĩ chuyên khoa vừa chia sẻ, chị em đã nắm rõ các mốc khám thai quan trọng trong suốt thai kỳ của mình. Mốc khám thai nào cũng quan trọng, không chỉ giúp mẹ bầu được ngắm nhìn con yêu mà còn nắm bắt được sự phát triển của thai nhi, từ đó biết cách chăm sóc thai nhi phát triển được tốt nhất.
Với những trường hợp thai bị dị tật, bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý sớm, phù hợp tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của mẹ bầu. Vì thế, mẹ bầu đừng bỏ qua bất kì mốc khám thai nào nhé.
Trong quá trình mang thai nếu thấy bản thân có bất kì dấu hiệu bất thường nào hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ tiến hành thăm khám phòng tránh điều không hay sảy ra. Phòng khám đa khoa quốc tế Hà Nội – 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội - Chúc các bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!.