5. Mốc siêu âm định kỳ từ tuần thứ 28-32
Lần này đi siêu âm thai, bác sĩ sẽ kiểm tra các bất thường khởi phát muộn của em bé trong bụng mẹ như: Tắc ruột, giãn não thất, nhiễm trùng bào thai, kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Trong lần khám thai này, thai phụ sẽ được tiêm vắc xin uốn ván VAT mũi thứ 2.
6. Mốc siêu âm định kỳ từ tuần thứ 32-34
Bác sĩ sẽ kiểm tra tim thai, ước tính kích thước thai nhi, xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm non-stress để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
7. Mốc khám thai thứ 7: từ tuần 34-36
Bác sĩ sẽ thực hiện các đánh giá tương tự ở lần khám thai thứ 6 để theo dõi sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ.
8. Mốc khám thai thứ 8,9,10: từ tuần 36 đến tuần 39
Đây là giai đoạn quan trọng vì bà bầu sắp bước vào quá trình chuyển dạ. Ở giai đoạn này thai phụ sẽ phải đi khám thai mỗi tuần 1 lần. Khi khám, bác sĩ sẽ tiến hành các thăm khám thường quy như siêu âm, xét nghiệm máu để chuẩn bị cho cuộc sinh, nước tiểu, thực hiện Non-stress test và kiểm tra cổ tử cung để theo dõi thai kỳ. Thực hiện làm Non stress test hay còn gọi là đo tim thai: dựa trên sự thay đổi của tim thai tương ứng với chuyển động của thai nhi. Xét nghiệm còn giúp bác sĩ tìm hiểu xem thai nhi có nhận đủ oxy hay không.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể đề nghị làm thêm các xét nghiệm đánh giá khung xương chậu để xem thai phụ nên sinh thường hay sinh mổ. Bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho thai phụ cách nhận biết dấu hiệu sắp sinh để kịp thời nhập viện.