2. Thích so sánh
Trong cuốn "Lòng dũng cảm bất khuất" đã có một quan điểm như vậy: Sự tự ti của con người bắt nguồn từ sự so sánh. Nhiều bậc cha mẹ giáo dục con cái bằng cách so sánh về mọi mặt của con mình: "Con thấy bạn kia không, học giỏi và biết chơi đàn"; "Cả lớp đạt điểm cao, con thì chừng này điểm, lớn lên làm được gì"...
Trong chương trình Tâm sự tuổi thanh xuân, một cô gái tố mẹ cô luôn so sánh mình với chị họ, rồi cho rằng học lực cô cũng không bằng anh họ. Lúc này, bà mẹ trên khán đài giải thích: Tôi chỉ muốn truyền cảm hứng cho con. Cô gái vừa khóc vừa hét lên: Nhưng con không cần những lời động viên như vậy.
Nếu luôn so sánh khuyết điểm của con mình với ưu điểm của người khác, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy mình kém cỏi hơn và không có giá trị, sống khép kín và cuối cùng hình thành cảm giác tự ti. Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm và ưu điểm riêng. Cha mẹ có thể so sánh con của ngày hôm nay với ngày hôm qua và so sánh sự tiến bộ với thất bại... Nhưng hãy nhớ: Đừng sử dụng những khuyết điểm của con bạn để so sánh với ưu điểm của con của người khác.
Cha mẹ nên để ý xem con mình có dấu hiệu tự ti hay không, ngay khi phát hiện cần giúp khắc phục, sửa chữa, kịp thời thay đổi hai cách giáo dục không đúng của gia đình để giúp con thoát khỏi mặc cảm, và tạo nên một đứa trẻ tự tin, tỏa nắng.