Kỷ luật phải xuất phát từ tình yêu thương, sự tôn trọng chứ không xuất phát từ sự tức giận của bố mẹ. Ảnh minh họa
3.4. Lấy đi vật yêu thích hay việc yêu thích
Chị thường chỉ hay cho con chơi 15-30 phút điện thoại 1 ngày (tăng dần theo độ tuổi). Nếu con có vấn đề thì giờ chơi bị mất. Hoặc rất nhiều thứ như đi chơi, mua đồ chơi yêu thích đều không được làm nếu con có nhiều việc vi phạm.
3.5. Tỏ ra lạnh nhạt
Khi bé làm 1 việc gì đó rất quá đáng như đánh mẹ (việc này là có thể xảy ra). Mẹ sẽ tỏ ra lạnh nhạt, có thể không giao tiếp hay nói chuyện với bé vài tiếng hoặc vài ngày nếu con làm việc mình không mong muốn. Hình phạt này rất hiệu quả với trẻ.
3.6. Quy tắc đèn xanh, vàng và đỏ
Khi mẹ thấy không hài lòng về một hành động của con mẹ sẽ nói: Mẹ bắt đầu không hài lòng, cảm thấy con cứ xem tivi là rất khó chịu. Con tắt đi (đèn vàng).
Mẹ bắt đầu cáu lắm rồi đấy (kèm giọng nghiêm trọng và ánh mắt lừ lừ), bà ngoại nhờ con lấy nước mà gọi con 3 lần rồi con chưa làm. Con biết khi mẹ cáu không kiểm soát được thì thế nào rồi đó. (Đèn đỏ)
3.7. Hình phạt cao nhất: Tùy vào văn hóa gia đình mà lựa chọn
Mỗi một nhà có 1 hình phạt cao nhất theo văn hóa gia đình, chỉ có gia đình bạn mới quyết định được. Có những phụ huynh không bao giờ dùng roi vọt mà con rất ngoan, có phụ huynh dùng roi cả ngày mà con vẫn không ngoan. Chính vì vậy, dùng biện pháp gì với con chỉ có gia đình mình mới biết được để mà đưa ra cho phù hợp.
4. Cách nói chuyện khi xử lý kỷ luật
Ít nói và kiệm lời nhất có thể. Chỉ hỏi chứ không khẳng định gì, tránh để con cãi. Ví dụ. Con vừa làm gì vậy? Theo con, làm thế là đúng hay sai? Nếu con biết là sai thì con làm gì? Nếu lần sau con rơi vào tình trạng này con làm gì? Giọng thật nghiêm để con tự trả lời và rút kinh nghiệm cho lần sau.