Cách phân biệt dấu hiệu chuyển dạ thật và chuyển dạ giả

(lamchame.vn) - Chuyển dạ là dấu hiệu cho bố mẹ biết bé yêu sắp chào đời. Trong lúc này, bất kỳ cơn đau ập tới nào cũng sẽ khiến mẹ bầu không khỏi lo lắng. Thế nhưng đâu là chuyển dạ thật? Đâu là chuyển dạ giả? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này để có thêm kiến thức và tâm lý vững vàng cho “cuộc vượt cạn” này, mẹ nhé!

Đặc điểm của cơn đau đẻ

 

Quá trình thay đổi tử cung để đưa thai nhi ra ngoài sẽ làm xuất hiện cơn đau bụng đẻ. Lúc này tử cung của phụ nữ sẽ diễn ra các hoạt động nhằm tạo ra những biến đổi phù hợp giúp thai nhi được sinh ra trong điều kiện tốt nhất.

Sự kết hợp cùng lúc của các cơn gò này sẽ tạo ra áp lực đẩy thai nhi. Tuy nhiên, ở những tháng cuối thai kỳ sẽ xuất hiện một cơn gò khá giống với cơn đau đẻ nhưng lại không phải là cơn đau chuyển dạ thật sự (cơn đau đẻ giả).

Dấu hiệu phân biệt chuyển dạ thật và chuyển dạ giả (cơn gò Braxton Hicks)

Khi đến gần ngày sinh, sẽ cuất hiện 2 loại co thắt tử cung đó là: đau bụng đẻ giả (cơn gò sinh lý) và đau bụng đẻ thật.

Chuyển dạ giả (Braxton-Hick)

Đây thực chất là những cơn gò giả, được miêu tả là sự bóp nghẹt quanh bụng. Các cơn co thắt xuất hiện không thường xuyên và không đều đặn sau mỗi lần co, cơn co có cường độ và mức độ khó chịu không thay đổi. Các cơn co cách nhau không đổi, không có máu hay hiện tượng tăng dịch tiết và không làm cho tử cung giãn ra. Sau đó, cơn đau có thể giảm và mất hẳn.

Bên cạnh đó, những cơn đau đẻ giả cũng khiến cổ tử cung của mẹ không giãn nở như lúc đau đẻ thật. Dù vậy, những cơn đau này sẽ giúp săn chắc cơ tử cung của mẹ, cũng như thúc đẩy lưu lượng máu đến nhau thai dễ dàng. Mẹ nên phân biệt rõ với cơn đau đẻ thật để tránh vội vàng đến bác sĩ quá sớm khi chưa đến thời gian chờ sinh nhé.

Cách khắc phục dấu hiệu chuyển dạ giả:

  • - Đi lại thường xuyên, đứng dậy ngồi xuống, đi dạo, tập luyện những bài tập tốt cho mẹ,…

  • - Chợp mắt, nghỉ ngơi, thư giãn tinh thần.

  • - Mẹ nên uống nước lọc, trà thảo dược có dành cho mẹ bầu hay nước hoa quả tốt cho sức khỏe.

  • - Massage quanh cơ thể để giảm bớt cơn đau bụng.

  • - Ăn uống nhẹ những đồ ăn lành mạnh cho cơ thể.

 

Chuyển dạ thật (cơn gò chuyển dạ)

Theo thời gian, cường độ cơn co thắt và mức độ khó chịu tăng dần, khoảng cách giữa các cơn co thắt cũng thu hẹp dần. Mẹ có thể cảm nhận rõ sự đau bên sườn và bắp đùi, cơn đau sẽ được ví như quặn thắt ruột. Chúng cũng sẽ gây đau hơn khi mẹ chuyển động, đau mạnh hơn theo thời gian và theo từng giai đoạn đau. Ngoài ra, sẽ có hiện tượng sự tăng tiết dịch âm đạo hoặc chảy máu sẽ xảy ra cùng với cơn đau.

Mẹ cần nhập viện ngay hoặc báo cho bác sĩ khi nhận thấy dấu hiệu đau bụng đẻ thật sự. Cơn đau sẽ diễn ra đều đặn, cứ 10 phút một lần, bóp chặt phần bụng dưới của mẹ. Do đó, mẹ phải kịp thời nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, bình tĩnh và ổn định tinh thần cho việc sinh nở.

Vậy dấu hiệu bà chuyển dạ thật sự là gì?

Trung bình thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài từ 16 – 20 giờ. Với mẹ sinh con thứ hai, thời gian chuyển dạ sẽ ngắn hơn, kéo dài từ 8 – 12 giờ. Nếu kéo dài cuộc chuyển gạ trên 24 giờ được gọi là chuyển dạ kéo dài.

Nhiều mẹ nghĩ rằng dấu hiệu duy nhất của quá trình chuyển dạ sinh là đau bụng đẻ nhưng trên thực tế sẽ có thêm nhiều dấu hiệu khác xuất hiện trước đó. Mẹ bầu sẽ chủ động hơn trước khi bước vào cơn đau bụng đẻ nếu nhận biết sớm các dấu hiệu này.

Những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh sẽ bao gồm:

  • - Bụng bị tụt xuống, sa bụng.

  • - Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn.

  • - Có thể bị tiêu chảy.

  • - Ra nhớt hồng âm đạo.

  • - Cổ tử cung giãn nở

  • - Xuất hiện cơn gò tử cung.

  • - Ra nước ối.

Sự thay đổi ở cổ tử cung sẽ được ghi nhận khi thăm khám âm đạo (dưới tác động của cơn gò cổ tử cung xóa và mở dần, có sự tiến triển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung).

Quá trình bà bầu đau bụng đẻ

Quá trình mẹ bầu đau bụng đẻ được chia làm 3 giai đoạn:

  • - Giai đoạn 1: Giai đoạn cổ tử cung có sự xóa – mở: Khi có sự chuyển dạ, dưới tác dụng của cơn co tử cung, nút nhầy được thoát ra hòa lẫn ít máu và một số mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng.

  • - Giai đoạn 2:  Giai đoạn thai nhi được đẩy ra ngoài: Lúc này cổ tử cung đã mở trọn (10 cm). Đầu thai nhi đã lọt thấp, túi ối đã vỡ.

  • - Giai đoạn 3: Giai đoạn xổ nhau.

Hy vọng bài viết trên sẽ cho mẹ tham khảo và nắm bắt thông tin về hiện tượng đau bụng đẻ. Thêm vào đó sẽ giúp mẹ học hỏi được nhiều điều trong thời gian sinh nở và an tâm chuẩn bị cho “cuộc vượt cạn” của mình theo cách thành công nhất có thể.

 

 

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU