Cách thoát khỏi cơn ho khò khè nhanh nhất tại nhà

(lamchame.vn) - Ho khò khè là triệu chứng xảy ra khi cơ thể bị nhiễm virus, bị hen suyễn, dị ứng hoặc một số trường hợp với biến chứng nghiêm trọng hơn.

Cơn ho khò khè mãn tính do bệnh viêm phế quản mãn tính là bệnh không thể chữa khỏi (Ảnh: Internet)

3. Khi nào ho khò khè cần thăm khám bác sĩ?

Nhìn chung, cần đến bệnh viện và chăm sóc y tế khẩn cấp nếu trẻ em hoặc người lớn bị ho khò khè có thêm các triệu chứng sau:

- Khó thở trầm trọng, thở rút lõm lồng ngực, khó thở từng hơi, khó nói

- Thở nhanh hoặc thở không đều

- Thở rít ngay cả khi không khóc, cảm giác tiếng thở rít khi hít vào rõ ràng

- Mệt mỏi bất thường hoặc ngủ li bì khó tỉnh

- Có dấu hiệu mất nước chẳng hạn như tiểu ít, thay ít tã bỉm hơn, nước tiểu có màu nâu sẫm, khóc ít, không có nước mắt, chóng mặt, buồn ngủ, mắt trũng, miệng khô dính

- Sốt cao đặc biệt là có ho nhưng không sổ mũi hoặc nghẹt mũi

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt hoặc ho kéo dài trên vài giờ

- Ho lẫn máu

- Bắt đầu cơn khò khè sau khi ăn các thực phẩm như đậu phộng, sữa trứng hoặc bị côn trùng đốt hay sau khi uống thuốc

- Bất tỉnh, ngừng thở

- Môi và mặt tái xanh khi không ho

- Cảm giác như bị nghẹn

- Trẻ dưới 6 tháng tuổi có tình trạng sức khỏe yếu về mọi mặt

- Mệt mỏi, yếu nhược cơ...

Trên đây là các nguyên nhân và cách giảm ho khò khè tại nhà. Ho khò khè không được kiểm soát có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe. Khi nhận thấy cơn ho khò khè có thêm các triệu chứng bất thường hoặc nghiêm trọng hơn, người bệnh không nên chủ quan mà nên chủ động thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời để không ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống lâu dài.

Nguồn: VeryWell

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU