Các nhà nghiên cứu nói rằng cách thức này cũng sẽ tiết kiệm được nhiều rủi ro và nỗi đau do phẫu thuật không cần thiết đối với chị em.
Sở dĩ ung thư buồng trứng được biết đến như một kẻ giết người thầm lặng là vì nó không có triệu chứng cụ thể và thường được phát hiện muộn khiến cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Phụ nữ bị u nang hoặc đầy hơi kéo dài có thể được siêu âm để tìm kiếm những bất thường. Nhưng cách duy nhất để chẩn đoán ung thư buồng trứng lại là thông qua phẫu thuật và thường thì trong 5 phụ nữ làm phẫu thuật mới có 1 người đúng là bị ung thư buồng trứng.
Mới đây, các nhà khoa học Thụy Điển đã phát triển một thử nghiệm phân tích 11 protein trong máu và có thể được sử dụng như một công cụ sàng lọc ung thư buồng trứng. Nghiên cứu được được công bố trên tạp chí Communications Biology.
Theo nghiên cứu, cách xét nghiệm máu này có thể xác định những phụ nữ có hình ảnh siêu âm bất thường nhưng không mắc bệnh. Dự kiến, phương pháp này sẽ giúp giảm số ca bệnh nhân phải mổ không cần thiết (có 1/5 ca mổ là bị ung thư thì sẽ có 4 ca mổ không cần thiết xuống còn 1/3 ca mổ, tức là chỉ còn 2 ca mổ không cần thiết).
Giáo sư Ulf Gyllensten, từ Đại học Uppsala, cho biết: Những kết quả của chúng tôi đủ hứa hẹn để xem xét sàng lọc phát hiện sớm ung thư buồng trứng nhưng tôi thấy triển vọng lớn của việc phát triển một chiến lược sàng lọc ung thư buồng trứng, có thể cứu sống và giảm thiểu yêu cầu phẫu thuật để loại trừ ung thư.
Hiện tại chúng tôi đang tiếp tục đánh giá thử nghiệm và đang thực hiện một nghiên cứu quy mô lớn về các mẫu.
Giáo sư Karin Sundfeldt, từ Đại học Gothenburg, đồng tác giả tham gia nghiên cứu, cho biết: Hiện tại chúng tôi cần phát triển chẩn đoán trước phẫu thuật chính xác hơn. Để phát hiện một bệnh ung thư, chúng tôi phẫu thuật cho tối đa 5 phụ nữ - tuy nhiên đây hiện là lựa chọn tốt nhất khi phát hiện bất thường bằng siêu âm và nghi ngờ ung thư.
Những yếu tố nguy cơ của ung thư buồng trứng:
Một số điều có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, bao gồm:
- Tuổi tác: Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ bị ung thư buồng trứng cao hơn.
- Tiền sử gia đình: Nếu gia đình bạn có tiền sử ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, bạn có thể bị di truyền các gen nên có nguy cơ cao hơn.
- Cân nặng: Những người thừa cân có thể dễ bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi căn bệnh này.
- Bị một số bệnh: Nếu bạn bị lạc nội mạc tử cung, nơi mô hoạt động giống như niêm mạc tử cung phát triển bên ngoài khu vực tử cung, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư buồng trứng.
Theo Tri Thức Trẻ