Quy trình sản xuất giấy bẩn đáng sợ
Giấy ăn đã được sản xuất bằng cái cách đầy nhếch nhác, bẩn thỉu. Dây chuyền cũ kỹ, bột giấy, nước thải, rêu mốc đen kịt, ngầu bọt kinh tởm, bụi bẩn lao vào mắt vào mặt người ta. Người sản xuất đứng trên những đống phế liệu lớn, toàn giấy vụn, giấy vở học sinh đã sử dụng để bốc, ném ào ào chúng vào máy băm nhỏ thành vụn bột, rồi tống vụn bột vào bể ngâm kiềm, tống thêm hóa chất hạng nặng vào để ngâm tẩy tái chế.
Giấy rẻ tiền bán theo kg, cứ 15.000 đồng/kg. Giá cực rẻ, cả đống giấy to lù chỉ có 15.000 đồng. Giấy đắt hơn thì 30.000 đồng/kg bán buôn
Đó là loại giấy đã cắt thành hình vuông, trắng đục, sờ vào đã thấy vụn giấy rơi ra, đưa lên lau thử thì cứng quèo và bám bụi đầy miệng.
Quy trình sản xuất giấy ăn thô sơ - máy móc cũ kỹ - nguyên liệu tái chế |
Người sản xuất lấy lý do vì hóa chất bây giờ đắt đỏ, chẳng thà cứ dùng giấy nguyên liệu tái chế rồi bán giấy ăn giá rẻ còn hơn tống thêm hóa chất vào để làm giấy trắng hơn. Công ty lại phải bán nhanh sản phẩm bằng mọi cách để tránh tồn đọng sản phẩm, tức là tồn đọng vốn, thế nên sinh ra nhiều loại sản phẩm từ cùng một công nghệ. Giấy vệ sinh hay giấy ăn thì cũng từ một loại nguyên liệu, một dây chuyền mà ra.
Thậm chí, còn có chuyện một số người thu gom giấy ăn đã qua sử dụng ở quán xá, nhà hàng, gom vào rồi cánh đồng nát đem bán cho các xưởng tái chế. Tất cả những nguyên liệu trôi nổi, nguy hiểm, bẩn thỉu, đầy mực in và tạp chất đó được cho vào nghiền, rồi tống hóa chất vào tẩy trắng, có độ dai và mùi thơm. Thế là ùn ùn giấy trắng phóc, thơm nức ra đời.
Giấy nào cũng qua tẩy rửa nên đều trắng tinh với mắt thường thì khó mà nhận biết được đâu là giấy sạch đâu là giấy bẩn. Bình thường ở quán sẽ không được đảm bảo như giấy ở gia đình hay dùng, nhưng một khi đã vào quán ăn, hiếm thấy ai mà không sử dụng những chiếc khăn giấy để lau, khuất mắt trông coi, dùng thì vẫn phải dùng.
Giấy ăn thực sự có làm từ bột giấy… ngoại nhập không cần tẩy rửa gì như người ta (cả lãnh đạo phường lẫn các cơ sở sản xuất) quảng bá hay làm bằng giấy tái chế! Rõ ràng, quy trình sản xuất giấy bẩn ở nhiều xưởng khiến người tiêu dùng phải rùng mình.
Trong quá trình sản xuất giấy, các chất độc policlobiphenyl (PCBs) vô tình được sản sinh ra. Để tẩy trắng nguyên liệu, nhà sản xuất phải dùng đến clo. Các phân tử chất thơm và phenol có trong quá trình này bị clo hóa đã tạo ra policlobiphenyl.
Phương pháp tẩy trắng nguyên liệu giấy bằng clo được áp dụng phổ biến vì hiệu quả cao mà chi phí thấp. Hiện nay tại Việt Nam chưa cơ quan nào kiểm soát hàm lượng polyclobiphenyl trong giấy ăn. Bên cạnh đó, nhiều hóa chất phụ gia độc khác như xút, javen, cao lanh, xenlolo, keo... cũng được tìm thấy tồn dư trong các loại khăn giấy.
Hầu hết các loại khăn giấy trên thị trường đều có chứa policlobiphenyl. Dù với hàm lượng rất thấp, chỉ nhỏ hơn vài microgam trong một kg giấy thành phẩm, chất này cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng, thậm chí tích tụ theo thời gian sẽ gây nên đột biến tế bào dẫn đến ung thư, quái thai...
PCBs là nhóm hóa chất cấu tạo bởi các nguyên tử cacbon, hydro và clo. Ở nhiệt độ cao, chất này có thể cháy, tạo ra các sản phẩm phụ rất độc như dioxin. Sau khi các nhà khoa học cảnh báo về tác hại của PCBs, một số nước đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế chất sự có mặt của chất này trong các sản phẩm gia dụng.
Bến canh đó, hiện tượng làm giả, làm nhái giấy vệ sinh của công ty có tiếng xuất hiện ngày càng nhiều. Một số mặt hàng giấy vệ sinh nhãn hiệu Ha Noi có màu tím, màu xanh đều bị làm giả. Một số doanh nghiệp khác thì làm nhái giống hệt bao bì sản phẩm nhưng mang tên khác như Tosy, Kim Việt, Hà Nội, Thành Hưng… Việc hàng giả, hàng nhái đã khiến các công ty làm ăn uy tín bị tổn thất nặng nề về uy tín, thương hiệu và doanh thu.
Dù nhiều lần các công ty này đã làm đơn đề nghị gửi lên các cơ quan chức năng, quản lý thị trường về tình trạng làm nhái thương hiệu này. Tuy nhiên, sự việc vẫn cứ tiếp tục và ngược lại còn có chiều hướng gia tăng mạnh mẽ hơn. Trong khi đó, cơ quan quản lý thị trường tỏ ra rất thờ ơ về vấn nạn hàng giả đang tràn lan tại các địa điểm bán lẻ.
Tác hại khủng khiếp của giấy bẩn
-Ung thư cổ tử cung:
Giấy vệ sinh tiếp xúc trực tiếp vào cơ quan sinh dục nên tạo điều kiện cho hóa chất ngấm vào "vùng kín" của người phụ nữ, từ đó có thể dẫn đến tăng nguy cơ phát triển ung thư cổ tử cung.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu:
Dùng giấy vệ sinh có màu sắc, mùi thơm sẽ càng làm cho lượng vi khuẩn trong "vùng kín" tăng lên, gây ra những triệu chứng phổ biến như ngứa ngáy, khó chịu, dịch âm đạo ra nhiều. Tình trạng này kéo dài chính là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Nhiễm trùng nấm:
Có một sự thật là ngay cả giấy vệ sinh trắng cũng có thể không an toàn đối với sức khỏe. Rất nhiều nhà sản xuất giấy vệ sinh đã dùng clo để tẩy trắng giấy và hóa chất này giải phóng độc tố nguy hiểm (như dioxin và furan), có thể gây ra một loại các vấn đề về sức khỏe nếu ngấm vào cơ thể. Các thành phần nguy hiểm khác có thể có trong giấy vệ sinh được tẩy trắng là formaldehyde - hóa chất được sử dụng trong ngành công nghiệp giấy. Nó có thể gây kích ứng và là một tác nhân gây ung thư cho người sử dụng.
- Nguy cơ mắc bệnh về hô hấp, da, mắt:
Khi dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn, người sử dụng vô tình tiếp xúc với những giấy vệ sinh đã nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại có cơ hội thuận lợi nhất đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe. Nếu tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
- Nguy cơ mắc bệnh đường tiêu hóa:
Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất không đảm bảo nghiêm ngặt, giấy vệ sinh có thể sẽ là một ổ vi khuẩn. Khi dùng giấy vệ sinh để lau miệng, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn… Nhất là với những người có đường tiêu hóa đối và sức đề kháng yếu.
- Nguy cơ mắc bệnh đường miệng:
Ngoài ra, giấy vệ sinh và giấy ăn được sản xuất theo các tiêu chí khác nhau. Thông thường những giấy vệ sinh thường có chất lượng kém hơn và nhiều sản phẩm có bụi giấy nhiều. Khi sử dụng giấy vệ sinh làm giấy ăn, chúng sẽ ảnh hưởng đến hệ hô hấp của người sử dụng. Những hạt bụi này sẽ thuận lợi đi vào phổi theo đường miệng vào cơ thể sẽ gây hại về sau. Đặc biệt, chúng càng nguy hiểm hơn khi sử dụng các loại giấy vệ sinh chứa các loại hóa chất chống ẩm mốc, tẩy trắng để làm giấy ăn sẽ vô cùng nguy hiểm.
Cách nhận biết giấy vệ sinh bẩn
- Giấy vệ sinh có màu sắc, mùi thơm: Giấy tái chế hoặc giấy kém chất lượng có màu trắng tinh, trắng xanh, trắng ngả đen (màu của mực và tạp chất) đi kèm với đó là mùi thuốc tẩy hoặc mùi nước hoa nồng nặc rẻ tiền.
- Giấy vệ sinh quá trắng: Không phải cứ giấy vệ sinh trắng là đảm bảo an toàn. Các nhà sản xuất nhỏ thường sử dụng các thành phần như Clo cũng như các loại hóa chất độc hại khác để tẩy trắng giấy.
- Giấy vệ sinh có nhiều bụi giấy: Những loại giấy vệ sinh có bụi giấy là những loại giấy đã được tái chế nhiều lần, kết cấu của giấy bị bở, không còn được đảm bảo.
- Giấy vệ sinh không có bao bì, nhãn mác: Các loại giấy vệ sinh bẩn thường không có bao bì nhãn mác rõ ràng mà thường được bán theo kg với giá rất rẻ.
- Giấy đánh quá xốp, nhẹ cân hoặc quá nặng do có trộn với than chì so với tiêu chuẩn cơ bản của giấy.
Lưu ý khi sử dụng giấy vệ sinh, giấy ăn
Giấy vệ sinh không phải càng trắng càng tốt
Việc sử dụng giấy vệ sinh càng trắng không phải càng tốt cho sức khỏe. Vì giấy càng trắng có nguy cơ bị tẩy trắng trong quá trình làm càng cao và chúng có thể chứa cả huỳnh quang, thạch cao điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng. Bởi vậy khi lựa chọn nên chọn giấy vệ sinh có màu trắng tự nhiên.
Giấy vệ sinh cũng có thời hạn sử dụng
Hạn sử dụng trung bình của giấy vệ sinh thường là 2-3 năm, tốt nhất là bảo quản trong điều kiện phòng kho khô, thông thoáng. Loại giấy vệ sinh khi bị quá hạn sử dụng có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn bẩn, nếu phát hiện giấy vệ sinh có nấm mốc hoặc rơi mủn bột giấy thì tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng.
Không dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn |
Theo nhiều chuyên gia về vệ sinh y tế, việc dùng giấy vệ sinh thay cho giấy ăn là một thói quen sai lầm của nhiều người. Bởi hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất lạm dụng xút và tẩy javel khiến giấy tồn dư nhiều hóa chất độc hại. Khi con người tiếp xúc với loại giấy ăn nhiễm độc này thì vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại đi vào cơ thể người, gây hại sức khỏe; tiếp xúc lâu có thể mắc các loại bệnh về hệ hô hấp, bệnh về da và mắt.
Mặt khác, trong quá trình sản xuất, tay chân của công nhân không được vệ sinh sạch sẽ và ở môi trường quá ô nhiễm sẽ là một ổ vi khuẩn. Từ đó, các vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào giấy ăn khi chúng được sản xuất xong như các loại vi khuẩn cầu trùng, ecoli... Khi lau miệng thì các vi khuẩn, vi trùng sẽ gây ra các bệnh như tiêu chảy, tả, lị, thương hàn... qua đường tiêu hóa đối với những người có đề kháng yếu.
Khi dùng giấy vệ sinh khi đi tiểu
Trong cuộc sống hầu hết mọi người đều không thể không sử dụng giấy vệ sinh. Có ý kiến cho rằng chính giấy vệ sinh lại là nguyên nhân gây ra các bệnh ở phụ nữ bởi giấy vệ sinh dùng hàng ngày chủ yếu là được tái chế, chúng chứa rất nhiều vi khuẩn, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa.
Vì vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo, người dùng không nên tùy tiện dùng các loại khăn giấy không rõ nguồn gốc để lau miệng, kể cả đi vệ sinh. Bởi những loại khăn giấy này dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn tới nguy hại khôn lường. Chỉ cần để ý, các thực khách có thể thấy những loại khăn giấy, giấy vệ sinh ở quán ăn bình dân thường có màu trắng đục, xanh đỏ, lẫn các chấm đen bẩn. Khi lau, giấy bở tơi và dễ rách, thậm chí bay bụi. Chính vì vậy, người đi ăn quán hàng hạn chế dùng giấy ăn để lau bát đũa.
Ngoài ra, một số người có thói quen trữ sẵn giấy vệ sinh trong túi để dùng dần. Tuy nhiên, việc để giấy ở bên ngoài không khí quá lâu như vậy có thể bổ sung thêm vi khuẩn cho giấy. Hơn nữa, giấy vệ sinh khi được để trong túi sẽ tiếp xúc với cá đồ vật như tiền mặt, chìa khóa, điện thoại – là những nơi chứa rất nhiều vi khuẩn không tốt.
Việc phân biệt đâu là khăn giấy bẩn đâu là khăn giấy sạch thôi chưa đủ, quan trọng là người tiêu dùng hãy thật thông minh và sáng suốt để lựa chọn cho mình sản phẩm đảm bảo sức khỏe nhất, không nên chủ quan với những việc làm dù là nhỏ để tránh được những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng cần thường xuyên kiểm tra các cơ sở sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn, khăn ướt để từ đó sớm ngăn chặn những mầm bệnh lưu động trên thị trường.
Theo sohuutritue.net.vn