Rất nhiều chị em chỉ tự tin khoe dáng khi mang dưới chân mình đôi giày cao gót. Họ cho rằng giày cao gót sẽ làm cho những bước đi trở nên uyển chuyển và duyên dáng hơn. Tuy nhiên, việc thường xuyên đi giày cao gót cũng sẽ tiềm ẩn những nguy cơ các bệnh về cơ xương khớp, đặc biệt là bệnh cong vẹo cột sống.
Siêu mẫu Xuân Lan được bác sĩ khuyên không đi giày cao gót vì rất nguy hiểm cho căn bệnh của cô. |
Vừa qua, siêu mẫu Xuân Lan cho biết: "Bác sĩ có dặn dò tôi chứng cong vẹo cột sống sẽ không được đứng lâu và đi giày cao gót, nhưng buổi làm việc cùng hơn 200 người mẫu nhí đã khiến tôi đau lưng trở lại. Vì không chắc mình có thể tiếp tục công việc này được bao lâu, tôi luôn muốn trong mỗi show mình đều làm hết sức, cháy hết mình như ngày trước, khi còn đứng trên sàn diễn", cựu người mẫu chia sẻ.
Cô cho biết, với căn bệnh nghiêm trọng về cột sống có nguy cơ cao khiến cô không thể tiếp tục công việc tổ chức show, đạo diễn catwalk trong tương lai.
Theo các chuyên gia, cong vẹo cột sống mức nhẹ thường ít gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm, cong vẹo cột sống có thể tiến triển nặng và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống sau này.
Theo thống kê, vẹo cột sống chiếm khoảng 1- 4% dân số, thường gặp ở nữ nhiều hơn nam và ảnh hưởng nhiều đến trẻ em từ 10-18 tuổi. Cong cột sống thường gặp ở trẻ em 12-15 tuổi.
Siêu mẫu Xuân Lan |
Dấu hiệu người bị cong vẹo cột sống là hiện tượng cột sống bị uốn cong sang bên phải hoặc bên trái. Khi bị vẹo cột sống, nếu đỉnh đường cong hướng về bên phải thì cột sống có hình chữ C ngược, nếu đỉnh đường cong hướng về bên trái thì cột sống có hình chữ C thuận. Nếu cột sống có hai cung uốn cong đối xứng nhau thì nó sẽ có hình chữ S thuận hoặc chữ S ngược (còn gọi là vẹo cột sống bù trừ).
Có nhiều nguyên nhân gây ra cong vẹo cột sống. Một số trẻ em sinh ra đã bị cong hoặc vẹo cột sống bẩm sinh. Một số trẻ em bị cong vẹo cột sống do ngồi, đi đứng quá sớm hoặc bị mắc các bệnh về thần kinh, bệnh cơ, bị chấn thương, thể trạng kém vì ít hoạt động thể thao, suy dinh dưỡng (còi xương), cường độ lao động không thích hợp với lứa tuổi. Nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân dẫn đến cong vẹo cột sống.
Theo chuyên gia xương khớp, cột sống có đường cong sinh lý, đi giày cao gót làm đẩy trọng tâm của cơ thể về phía trước để giữ cân bằng cho đôi chân. Sau một thời gian, hông và xương sống sẽ bị lệch khỏi trục sinh lý vốn có. Theo thời gian, bạn sẽ thấy lưng nhức mỏi, dễ bị gai cột sống, dáng đi không còn thẳng và đẹp nữa. Vì vậy chỉ sử dụng giày co gót nhưng những dịp đặc biêt, không nên lạm dụng vì về lâu dần sẽ gây đau đớn và phiền toái cho chị em phụ nữ.
Cách chọn và đi giày cao gót hạn chế ảnh hưởng đến xương khớp Xác định giới hạn độ cao Bạn có thể đi mà không bị ngã hoặc đau chân. Đừng để bản thân rơi vào trường hợp có dáng đi "bọ ngựa" do đi giày quá cao. Bạn có thể bắt đầu với những đôi cao từ 7 đến 9 cm. Chọn đúng kích cỡ Nếu size giày của bạn đang ở giữa 2 số thì hãy chọn size lớn hơn một chút cỡ chân của bạn để tránh bị sưng các đầu ngón chân do bị chèn khi trôi về đầu mũi giày. Tập đứng, tập đi Bạn nên chú ý vào việc tập đi cũng như tập đứng vậy (khoảng 20 phút một ngày là đủ rồi). Nên đi những bước nhỏ tránh sải chân quá rộng. Sau khi đã đi thành thạo trên mặt phẳng bạn hãy tập bước lên bước xuống cầu thang. Không chọn giày mũi bé Không nên đi giày có mũi quá bé đến nỗi các ngón chân bị chèn ép quá mức. Tốt nhất hãy chọn những đôi giày cao gót hở ngón để cho các ngón chân được “dễ thở” hơn. |
Theo giadinh.net.vn