Cảnh báo sốt xuất huyết gây nguy hiểm ở trẻ nhỏ đặc biệt ở những trẻ nhũ nhi

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có vắc xin điều trị, thời gian gần đây bệnh thường có diễn biến bất thường ở trẻ nhỏ đặc biệt ở những trẻ nhũ nhi rất nguy hiểm và khó điều trị.

 

Theo Bác sĩ Trần Đình Hiệp, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quãng Ngãi cho biết, sốt xuất huyết ở trẻ em thường nặng hơn so với người lớn. Vì sốt xuất huyết ở trẻ thường có khả năng gây vào sốc và tái sốc. Khi người lớn mắc sốt xuất huyết thường gặp biến chứng giảm tiểu cầu, chảy máu… với trẻ nhỏ biến chứng thường gặp tình trạng bị sốc mà khi bị sốc trẻ dẫn đến suy nội tạng dẫn đến tử vong nhanh.

Biến chứng của sốt xuất huyết gây tràn dịch màng phổi, suy hô hấp

Bác sĩ Trần Đình Hiệp cho biết, sốt xuất huyết gây ra tràn dịch gây thoát mạch biến chứng thường gặp nhiều nhất tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng, suy hô hấp đặc biệt là sốc, sốc trong sốt xuất huyết phải điều trị kịp thời, nếu không dẫn đến sốc nặng và sốt huyết tiêu hóa thì nguy cơ tử vong rất cao. Những bệnh nhân nhi này vào viện vì bị sốc mạch nhanh nên phải chống sốc kịp thời do bị tràn dịch màng phổi, tràn dịch mang bụng để cải thiện chứng năng hô hấp.

Theo các chuyên gia y tế hội chứng sốc dengue này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Khi thấy các dấu hiệu thường xuất hiện từ ngày thứ ba của bệnh, nếu có bất kỳ một trong những dấu hiệu sau đây người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị tích cực: 

- Vật vã, lừ đừ, li bì, da lạnh, vã mồ hôi, tím tái; 

- Đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan: Đau bụng vùng hạ sườn phải hoặc vùng thượng vị; 

- Nôn nhiều; 

- Xuất huyết niêm mạc: Chảy máu cam, đái ra máu, nôn ra máu, ra máu âm đạo bất thường, rong kinh...

- Xét nghiệm máu: Hematocrit tăng cao, tiểu cầu giảm nhanh chóng.

Nếu người bệnh có những dấu hiệu cảnh báo trên phải được theo dõi tại bệnh viện.

Sốt xuất huyết trên các bệnh nhân có bệnh lý mạn tính như suy gan, suy thân, tăng huyết áp, đái tháo đường, phụ nữ có thai, trẻ em ... cần được theo dõi sát.

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh, bệnh có thể có các biến chứng nguy hiểm, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc. Cách phòng bệnh tốt nhất là tích cực diệt muỗi, loăng quăng, bọ gậy và phòng tránh bị muỗi đốt.

Link bài gốc: http://helino.ttvn.vn/helino/canh-bao-sot-xuat-huyet-gay-nguy-hiem-o-tre-nho-dac-biet-o-nhung-tre-nhu-nhi-222019251114482650.htm

Theo Helino

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU