Câu chuyện đau lòng về người phụ nữ qua đời ngay trước thời điểm công bố dịch viêm phổi Vũ Hán qua lời kể người chồng và sự đấu tranh đến giây phút cuối cùng

Weng Qiuqiu sẽ không bao giờ biết được điều gì đã giết chết cô ấy.

 

Từ lúc vợ tôi bị sốt, cô ấy đã bị cách ly. Các bác sĩ nói rằng cô ấy có thể bị viêm phổi không rõ nguyên nhân. Ngày hôm sau, họ nói tình trạng cô ấy nguy kịch và cần xem lại kế hoạch điều trị. Cô ấy cần một số loại máy, và chi phí cho việc này rất tốn kém, trước mắt là 20.000 nhân dân tệ (hơn 66 triệu đồng) một ngày, nhưng tôi lại biết được rằng cô ấy chỉ có 10% cơ hội được sống. Đứng trên bờ vực của cảm xúc, tôi không biết mình nên làm gì. 

Rạng sáng ngày 12/1, tôi tìm thấy chiếc ghế trống trong bệnh viện và ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Mẹ tôi và tôi cuối cùng cũng tìm được nhà nghỉ gần đó. Thời điểm này, trong bệnh viện có nhiều người đang chăm người nhà bị bệnh viêm phổi. Sau khi tỉnh dậy, tôi lập tức tự trấn an mình và nhận ra điều cần làm là xoay tiền để chữa trị cho vợ tôi. Lúc đó, trong đầu tôi chỉ có một suy nghĩ, không thể ngừng điều trị, tôi không thể mất cô ấy. 

Tôi muốn gặp vợ tôi, muốn hỏi cô ấy như thế nào, muốn ăn gì, muốn biết cô ấy muốn làm gì không, nhưng không thể. Mỗi lần tôi gọi cho bác sĩ, họ lại nói rằng cô ấy chưa tỉnh dậy, tình trạng có lúc tốt nhưng cũng có lúc tồi tệ. 

Việc mang thai khiến cô ấy chịu nhiều đau đớn hơn. Các bác sĩ nói rằng tay vợ tôi chuyển sang màu tím, sau đó thì đến bàn chân. Đó là hoại tử. Mọi chuyện xảy ra quá nhanh. Chính tôi đã đưa cô ấy vào phòng chăm sóc đặc biệt ngày 11 nhưng không ngờ rằng 11 ngày sau tôi lại nhặt tro cốt của cô ấy. 

Trưa ngày 21/1, tôi đã cạn kiệt nguồn lực sẵn có và tình hình sức khỏe vợ tôi không có dấu hiệu cải thiện. Hoàn toàn đau lòng, tôi đã nói chuyện với các luật sư trước khi ký giấy đồng ý tạm ngưng điều trị. Vào lúc 1 giờ 46 chiều ngày 21/1, vợ tôi qua đời. Cô ấy được hỏa táng sau đêm đó. Giấy chứng tử cho biết cô qua đời vì sốc nhiễm trùng, suy hô hấp và viêm phổi nặng. 

Sau đó, tôi phát hiện rằng một bệnh nhân lớn tuổi hơn, người cũng có tình trạng nghiêm trọng nhưng đã dần hồi phục sau khi được điều trị. Điều này thật khó xử, luật sư không đổ lỗi cho tôi, nhưng tôi lại thấy có lỗi. 

Đôi lúc tôi nghĩ rằng cô ấy có thể khá hơn, nhưng tại thời điểm đó không có hy vọng. Chúng tôi đã chi gần 200.000 nhân dân tệ bao gồm số tiền có được và số tiền đã vay, thậm chí chúng tôi bán cả cổ phần trong cửa hàng của mình và gom quá nhiều nguồn nhưng vẫn không thể nào giữ được cô ấy. 

Tôi là công nhân nhập cư, tôi thường mang về từ 10.000 đến 20.000 nhân dân tệ (khoảng hơn 30 đến 60 triệu đồng) mỗi năm. Vợ tôi ở nhà làm rèm cửa hoặc quần áo. Chúng tôi kết hôn đã bảy năm nhưng không tiết kiệm được nhiều. Chúng tôi không có nhà, chúng tôi đã bán xe của mình. Tài sản duy nhất mà chúng tôi có chính là nhà cũ của bố mẹ tôi. 

Ngày sau khi vợ qua đời, tôi đến bệnh viện điền vào giấy tờ. Sau đó, đến nhà hỏa táng để mang tro cốt về. Có khoảng 10 người khác ở đó. Tôi quyết định quay về quê và không trở lại Hoàng Cương nữa. Tôi có thể ngủ được. Tôi nằm thao thức trước khi chìm vào giấc ngủ. Tôi có thể đặt nỗi đau này vào đâu. Hiện tại vẫn còn đang là Tết Nguyên Đán nhưng gia đình tôi lại lạnh lẽo và không vui. Hàng xóm tôi đều rất sợ và hầu như ai nấy đều trốn trong nhà mình. Con gái tôi còn quá nhỏ để hiểu chuyện gì đang xảy ra. Thỉnh thoảng con bé hỏi mẹ đi đâu và tôi không biết phải nói gì. 

(Weng Qiuqiu và Chen Yong là bút danh. Câu chuyện đã được Sixthtone biên tập và được đăng tải trên trang ngày 30/1).

(Nguồn: Sixthtone)

 

Link báo gốc: http://helino.ttvn.vn/helino/cau-chuyen-dau-long-ve-nguoi-phu-nu-qua-doi-ngay-truoc-thoi-diem-cong-bo-dich-viem-phoi-vu-han-qua-loi-ke-nguoi-chong-va-su-dau-tranh-den-giay-phut-cuoi-cung-22202030121351881.htm

Theo Trí Thức Trẻ

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU