Cha mẹ nên làm gì khi con đòi hỏi quá mức?

(lamchame.vn) - Khi con liên tục đòi hỏi và cha mẹ đáp ứng yêu cầu của con sẽ hình thành những thói quen xấu, gây ảnh hưởng không tốt tới tính cách của trẻ.

Giáo viên và nhà trị liệu phải sẵn sàng tập trung nỗ lực vào việc dạy những đứa trẻ này các kỹ năng xã hội và sự đồng cảm. (Ảnh: ITN).

Các giáo viên và nhà trị liệu làm việc với những đứa trẻ thường xuyên đòi hỏi cần phải nhận thức được không chỉ những kiểu suy nghĩ méo mó đã nêu ở trên, mà còn cả bộ công cụ độc đáo cần thiết để phá vỡ vòng quay đặc quyền - không thể đối xử với những đứa trẻ có khuynh hướng tự ái giống như những đứa trẻ khác.

Cụ thể, những đứa trẻ này thường quan tâm đến việc thu hút những người cố gắng giúp chúng tham gia vào các triệu chứng của chúng hơn là việc chúng trở nên tốt hơn.

Giáo viên và nhà trị liệu phải sẵn sàng tập trung nỗ lực vào việc dạy những đứa trẻ này các kỹ năng xã hội và sự đồng cảm. Vì chỉ thông qua việc học cách nhìn vấn đề từ quan điểm của người khác, những đứa trẻ này mới có thể nhận ra cách thức và lý do tại sao việc chấm dứt hành vi cưỡng chế lặp đi lặp lại của chúng lại quan trọng như thế nào.

Thông thường, điều này phải được bắt đầu bằng cách cho trẻ thấy các hành vi của mình không giúp ích gì cho mình, một hành động coi người lớn như một đồng minh, đồng thời khiến trẻ suy nghĩ chín chắn về các hành vi của mình (mà không cảm thấy bị “đổ lỗi”).

Thông qua việc hình thành một liên minh đáng tin cậy với một người lớn biết quan tâm, những đứa trẻ này có thể bắt đầu cảm thấy đủ an toàn để giải quyết vấn đề cốt lõi khiến chúng cư xử theo những cách đòi hỏi và ích kỷ như vậy. Từ đó, chúng có thể học cách suy nghĩ và hành động theo những cách mới, mở ra cho chúng một cuộc sống tự do, tận hưởng và khám phá.

Theo Psy-ed

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU