Chẳng may hóc xương cá, hãy áp dụng ngay những mẹo vô cùng hiệu quả sau

Hóc xương cá nhỏ trong lúc ăn cơm tối, bạn nên làm gì? Tình huống hay gặp nhưng ít người biết cách xử lý đúng.

Ăn cá rất ngon và cực tốt cho sức khỏe. Nhưng có một vấn đề duy nhất khiến nhiều người ngại ăn cá - đó chính là hóc xương cá .

Thông thường, chúng ta đều nói rằng rất cẩn thận mỗi khi ăn cá, gỡ thịt ra khỏi xương nhưng thực tế cho thấy nhiều mảnh xương vụn khá sắc vẫn "ẩn nấp" trong phần thịt. Và khi đó, chúng có thể mắc ngay ở cổ họng. Không chỉ gây cảm giác khó chịu, việc hóc xương cá còn ảnh hưởng đến thực quản.

Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể sẽ tiêu hóa miếng xương và ngay sau đó bị đào thải ra ngoài bằng đường đại tiện. Cũng có ca, nó sẽ nằm trong ruột, nhưng vài ngày sau có thể sẽ bị bài tiết.

Tuy nhiên, nhiều người bị rơi vào tình trạng xương cá không được tiêu hóa, nên sẽ bị đau trong lần đi đại tiện do xương cá mắc ở phân. Còn nếu xương cá mắc kẹt trong dạ dày, bạn cần phải đi khám bác sĩ để có xử lý phù hợp.

Nếu chắc chắn đó là xương nhỏ và vị trí bị hóc nằm ở cổ họng, bạn có thể tự xử lý ở nhà theo những cách sau, theo một bài viết trên Trí Thức Trẻ:

1. Đẩy bụng

Nếu bạn vô tình nuốt một miếng xương, nếu nhỏ, nó sẽ trôi tuột xuống. Nhưng nếu kích thước to, miếng xương sẽ mắc kẹt ở cổ họng.

Hãy thử phương pháp sơ cứu đẩy bụng nạn nhân để tạo áp lực đẩy xương cá ra ngoài. Nhờ một người ngồi hoặc đứng sau mình, hai tay ôm quanh eo, nắm một bàn tay và đặt lên bụng (vùng thượng vị), bàn tay kia bọc lấy bàn tay nắm. Đẩy và kéo bụng vào trong và lên trên 5 lần.

Cách làm này giống như sơ cứu người bị hóc dị vật rất hiệu quả khi thức ăn bịt đường thở.

2. Vỗ lưng

Một cách khác là nếu xương ca mắc trong cổ họng, bạn hãy nhờ một người khác vỗ vào lưng. Dùng gót bàn tay vỗ lưng nhiều lần tại vùng giữa hai vai. Phương pháp này cũng giúp tống khứ xương cá ra ngoài.

Lưu ý khi hóc xương cá

• Bạn không nên ăn một miếng cơm to hoặc nuốt thức ăn để xương theo đồ ăn trôi xuống vì điều này có thể làm xương có thể cắm sâu hơn vào họng hoặc rơi xuống thấp hơn khiến rất khó xử lý.

• Một khi bị hóc xương cá, bạn nên dừng lại tất cả các hoạt động ăn uống vì có thể khiến dị vật có nguy cơ đâm sâu vào cổ họng gây tổn thương.

• Nếu tất cả các biện pháp trên không hiệu quả và xương cá vẫn nằm trong cổ họng, bạn hãy đi khám bác sĩ. Vì nếu để lâu, dị vật này có gây nhiễm trùng ở cổ họng. Trong một vài trường hợp, bệnh nhân phải làm phẫu thuật để loại bỏ xương cá.

Cách phòng tránh hóc xương cá

• Một số người có khả năng mắc xương cá hoặc các loại thức ăn khác trong cổ họng cao hơn người bình thường, ví dụ như những người phải mang răng giả (khó cảm nhận được xương khi nhai hơn), trẻ em, người lớn tuổi và người đang say.

• Bạn có thể giảm rủi ro bằng cách mua cá phile thay vì nguyên con, mặc dù đôi khi vẫn còn sót lại xương trong miếng phile (khả năng này rất thấp).

• Bạn nên giám sát trẻ em và những người có nguy cơ hóc xương cao khi ăn các loại cá có nhiều xương; ăn chậm và nhai kỹ, ăn từng miếng nhỏ.

Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/chang-may-hoc-xuong-ca-hay-ap-dung-ngay-nhung-meo-vo-cung-hieu-qua-sau-161211003153715558.htm

Theo ttvn.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU