Phạm Tuấn Hanh (Nam Định)
Tình trạng chảy máu cam xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Phần lớn các trường hợp chảy máu cam không xác định được nguyên nhân rõ ràng.
Nếu bạn bị chảy máu cam nhiều, thì có thể là do một số nguyên nhân sau: Khí hậu khô hoặc không khí khô, nóng khiến mũi bạn khô khiến cho mạch máu của bạn trở nên nhạy cảm và có thể bị vỡ; Hay ngoáy mũi, day mũi hoặc chà xát quá mạnh; Các chất kích thích hóa học như amoniac; Sử dụng cocaine; Sử dụng aspirin; Cảm lạnh; Xì mũi liên tục và quá mạnh; Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang; Do chấn thương ở mũi; Do dị ứng hoặc thuốc dị ứng có thể làm khô mũi; Rặn mạnh khi đi đại tiện, bị táo bón; Bị vẹo vách ngăn ở mũi; Sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống viêm, thuốc xịt; Bị chấn thương đầu mặt; có dùng một số loại thuốc làm loãng máu; Chảy máu hoặc rối loạn đông máu.
-
Bất ngờ với cách thêm 1 chút bột này vào cà phê: Vừa dễ uống, vừa có 6 lợi ích sức khỏe
Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn của chảy máu cam như: Sử dụng đồ uống có cồn; Giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP); Di truyền xuất huyết telangiectasia; Bệnh bạch cầu; Khối u mũi và mũi; Polyp mũi;...
Nếu tình trạng chảy máu cam của bạn không dừng lại hoặc bạn bị chảy máu nhiều từ nướu răng, bạn nên đi gặp bác sĩ để được kiểm tra. Một tình trạng hiếm gặp có tên là di truyền xuất huyết telangiectasia (HHT) ảnh hưởng đến các mạch máu. Triệu chứng chính là chảy máu cam lặp đi lặp lại và trở nên nặng hơn theo thời gian. Nếu bố hoặc mẹ hoặc cả bố mẹ bạn đều gặp tình trạng này, và bạn đang bị chảy máu cam, bạn nên đến cơ sở y tế để được kiểm tra để cải thiện tình trạng này.
Theo soha.vn