Chế độ thai sản 2019 là điều bất kỳ mẹ bầu nào cũng quan tâm, nó không chỉ là quyền lợi mà còn thể hiện sự quan tâm của xã hội với những bà mẹ tương lai.
Mới đây, Nghị quyết 70/2018/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, Quốc hội giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng lên 1,49 triệu đồng/tháng, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH), trợ cấp hàng tháng theo quy định (đối tượng do ngân sách nhà nước bảo đảm) và trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng bằng mức tăng lương cơ sở, thời điểm thực hiện từ ngày 1/7/2019.
Thực hiện theo nghị quyết, từ ngày 1/7/2019, mức lương cơ bản sẽ chính thức tăng lên, nên mức trợ cấp thai sản sẽ được 2.989.000 đồng/tháng, tăng 200.000 đồng so với hiện nay.
Ngoài ra, chế độ thai sản 2019 còn có một số thay đổi như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh tăng lên 30.000 đồng/ngày
Điều 41 của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 - 10 ngày. Trong thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe, lao động nữ được hưởng trợ cấp mỗi ngày bằng 30% mức lương cơ sở. Như vậy, theo nghị quyết mới, từ ngày 1/7/2017 mức trợ cấp dưỡng sức của nữ lao động cũng tăng lên 30.000 đồng/ngày so với trước đây.
Chế độ thai sản bắt đầu ngay từ lúc mẹ phát hiện có thai
Theo đó, trong thời gian mang thai bạn được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần 1 ngày. Thậm chí, với những mẹ bầu ở xa cơ sở y tế hoặc trường hợp mang thai cần chăm sóc đặc biệt sẽ được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
Ngoài ra, nếu trong thời gian mang thai xảy các biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non thai chết lưu,… thì mẹ sẽ được hưởng chế độ ưu tiên như sau:
+ Dưới 1 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 10 ngày;
+ Từ 1-3 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 20 ngày;
+ Từ 4-5 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép 3-6 tháng;
+ Từ 6 tháng nếu sảy thai: Nghỉ phép từ 6 tháng trở lên.
Lưu ý: Trong số các ngày này đã tính tổng cộng luôn các ngày nghỉ lễ, và tết và ngày nghỉ hàng tuần.
Chế độ thai sản nếu chẳng may mẹ bị sẩy thai
Trong thời gian mang thai, nếu mẹ bầu gặp các biến chứng nguy hiểm như sẩy thai, sinh non thai chết lưu,… sẽ được xem là trường hợp đặc biệt và được hưởng chế độ ưu tiên cụ thể như sau:
+ Nếu sẩy thai dưới 1 tháng: Mẹ dược nghỉ phép 10 ngày
+ Nếu sẩy thai từ 1-3 tháng: Mẹ được nghỉ phép 20 ngày
+ Nếu sẩy thai từ 4- 5 tháng: Mẹ được nghỉ phép 3-6 tháng;
+ Nếu sẩy thai 6 tháng: Được nghỉ phép từ 6 tháng trở lên (trong đó đã bao gồm bao gồm các ngày nghỉ lễ, và tết và ngày nghỉ hàng tuần).
Chế độ thai sản cho chồng
Trường hợp cả hai vợ chồng đều tham gia BHXH, khi vợ sinh con, chồng cũng có thể nghỉ làm nhiều lần, nhưng tổng thời gian không vượt quá quy định, thời gian bắt đầu nghỉ việc lần cuối cùng trong khoảng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con.
Với những gia đình chỉ có người chồng đi làm, vợ ở nhà bán hàng online, nội trợ,… Nếu vợ sinh con, cha được trợ cấp một lần 2 tháng lương cơ sở cho mỗi bé. Ngoài ra, chồng đóng BHXH khi vợ sinh con cũng được nghỉ việc từ 5-14 ngày theo chế độ thai sản. Cụ thể số ngày:
+ Nghỉ 5 ngày làm việc nếu mẹ sinh thường;
+ Nghỉ 7 ngày làm việc nếu vợ sinh con phải phẫu thuật, và con sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Nghỉ 10 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi. Từ sinh 3 trở đi thì mỗi đứa con cộng thêm 3 ngày làm việc;
+ Nghỉ 14 ngày làm việc nếu vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật.
Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Chế độ thai sản nếu mẹ mất
Dù không ai muốn trường hợp xấu sẽ xảy ra với vợ con mình, nhưng người chồng cũng nên biết những điều này đề phòng trường hợp xấu nhất xảy ra.
+ Trường hợp 1: Cả hai vợ chồng đều tham gia BHXH
Theo khoản 6, điều 34 của luật BHXH quy định, nếu mẹ gặp rủi ro sau sinh, không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi, không phụ thuộc vào thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
+ Trường hợp 2: Chỉ mình cha tham gia BHXH
Nếu mẹ không đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi con đủ 6 tháng tuổi. Nếu cha hoặc người trực tiếp nuôi bé vẫn đi làm, ngoài tiền lương đó cũng còn được hưởng chế độ thai sản với thời gian còn lại của mẹ theo quy định.
Chế độ thai sản cho người mang thai hộ
Người mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản về khám thai, sảy thai hay nạo hút và thai chết lưu… tính từ thời điểm mang thai cho đến thời điểm giao đứa trẻ thì cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng thời gian đó phải không được vượt quá 6 tháng.
Nếu từ ngày sinh con đến thời điểm giao con mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đầy đủ 60 ngày, trong đó đã bao gồm luôn cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Ngoài ra, người mẹ nhờ mang thai hộ cũng được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 6 tháng tuổi như những bà mẹ khác.
|
Lưu ý đặc biệt nếu lao động nữ muốn hưởng chế độ thai sản
Nếu muốn được lãnh BHXH đầy đủ, lao động nữ phải đáp ứng đủ 2 điều kiện dưới đây:
+ Các trường hợp được nhận chế độ thai sản Phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
+ Lao động nữ sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Với những trường hợp người lao động đủ hai điều kiện trên mà chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Theo đó, ngoài việc tăng mức trợ cấp, tiền dưỡng sức sau sinh và chế độ dành riêng cho chồng, thì chế độ thai sản 2019 về cơ bản không thay đổi quá nhiều so với năm 2018.
Theo sohuutritue.net.vn