Khái niệm "ngậm thìa vàng" để chỉ những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình vốn giàu có, chúng nhận được sự bảo bọc không chỉ từ cha mẹ mà còn là ông bà, họ hàng và được tạo điều kiện tốt nhất để lớn lên. Chúng được chu cấp đầy đủ về vật chất thâm chí quá mức cần thiết và luôn được định hướng để sau này tiếp quản khối tài sản lớn từ gia đình.
Theo phong tục truyền thống ở một số nơi, khi một đứa trẻ được sinh ra, để gửi gắm những lời chúc tốt đẹp và mong ước về cuộc sống sung túc cho đứa trẻ sau này mà người ta thường cho trẻ đeo vòng tay, lắc tay vàng, bạc từ nhỏ. Ở Trung Quốc, nhiều người cao tuổi còn không cho phép bố mẹ tháo những trang sức được xem là may mắn này ra khỏi người cháu của mình.
Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, việc đeo lên người những trang sức quá đắt tiền đôi khi sẽ gây ra những phiền toái không đáng có, đặc biệt là đối với những em đã bắt đầu đi học mẫu giáo.
Mới đây, một câu chuyện đã được trang Sina chia sẻ và đang thu hút sự quan tâm của dân mạng. Theo đó, một phụ nữ Trung Quốc họ Vương có đứa cháu nội được bố mẹ đưa tới nhà trẻ. Ngay từ khi mới chào đời, đứa bé đã được bà tặng hẳn một chiếc vòng vàng có giá trị và đeo vào tay cháu, bà căn dặn con trai và con dâu mình không được tùy ý tháo chiếc vòng ra vì chiếc vòng chứa đựng nhiều may mắn và bảo vệ đứa trẻ.
Khi đưa cháu đến trường, cô giáo khuyên bà Vương không nên để trẻ đeo vòng vàng vào lớp. Theo nội quy, nhà trường cũng đã phổ biến với phụ huynh điều này thế nhưng bà nội của cô bé đã phớt lờ và vẫn để cháu mang vòng đến lớp. Không những thế, bà còn dặn đi dặn lại đứa trẻ che chắn và để ý chiếc vòng cẩn thận, tránh để cho người khác nhòm ngó.
Một hôm cô bé đi học về, bà Vương tá hỏa phát hiện trên tay của cháu mình không còn chiếc vòng vàng nữa. Bà nội gặng hỏi mãi nhiều lần những đứa trẻ vẫn ngơ ngác vì không biết vì sao chiếc vòng biến mất.
Trước tình hình này, bà tỏ ra tức giận vì nghĩ rằng có ai đã đánh cắp mất món đồ có giá trị của cháu gái mình, và những người bà nghi ngờ nhất lại là các cô giáo của cháu. Thế là bà nói với con dâu rồi chị tức tốc đến trường để hỏi cho ra lẽ và nhất quyết bắt đền nhà trường món tài sản quý giá mà con mình bị mất.
Ở văn phòng, mẹ của đứa trẻ không kìm được cơn nóng và buông những lời hết sức khó nghe với giáo viên và suýt chút nữa đã dùng ngôn từ mang tính chất xúc phạm nếu không bị ngăn lại.
Cuối cùng, các giáo viên đã cùng phụ huynh chia nhau ra đi tìm xem chiếc vòng ở đâu và bất ngờ là nó nằm trên bãi cỏ ở sân trường, nơi mà cô bé đã vui chơi trước đó. Dù đã tìm được chiếc vòng, thế nhưng người hứng chịu hậu quả lại chính là đứa trẻ tội nghiệp, cũng là chủ nhân của món đồ.
Theo đó, sau khi các phụ huynh khác nghe được chuyện bèn không cho con mình lại gần và tiếp xúc với cô bé. Nhiều người lên tiếng, sự việc này bà Vương đã sai hoàn toàn khi không nghe theo nội quy đã được nhà trường thông báo, lại còn lớn tiếng với người trực tiếp dạy dỗ con mình.
Trên thực tế, hầu hết các trường mầm non đều không cho phép trẻ mang đồ đạc có giá trị vào lớp vì chúng còn quá nhỏ để có thể ý thức được việc tự bảo quản, giữ gìn tài sản, ngoài ra điều này còn gây vướng víu cho các hoạt động trong ngày của trẻ. Một lý do nữa là việc này sẽ gây ra sự phân biệt giàu nghèo giữa những đứa trẻ với nhau.
Link gốc: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/cho-chau-deo-vong-vang-den-truong-roi-lam-mat-ba-noi-tuc-gian-nghi-co-giao-an-cap-su-that-lam-ca-nha-ten-to-162200811185948321.htm
Theo ttvn.vn