Chợ vùng cao tắc đường hàng cây số vì vải

Chợ vải ở xã Lục Ngạn (Bắc Giang) những ngày này được nhuộm đỏ bởi dòng xe vải ùn ùn đổ về.

Quốc lộ 279 đọan cắt qua hai xã Tân Sơn và Cấm Sơn (huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) những ngày này tấp nập người mua bán vải. Cảnh ùn tắc kéo dài hàng cây số. Đây là những xã vùng cao xa nhất của huyện Lục Ngạn, cách thành phố 80 km, trồng được giống vải có chất lượng ngon, ngọt nhất cả nước.
Vải thiều chính vụ được hái từ lúc 2h và được người dân đóng sọt mang xuống chợ. 5h30 từng chiếc xe máy, mỗi chiếc thồ hàng trăm kg vải ùn ùn xuôi về chợ.
Trên đoạn đường này có nhiều điểm thu mua lẻ do người dân tự lập ở đầu các xã để "đón lõng" những xe vải đẹp khiến giao thông luôn trong tình trạng đóng băng nhiều giờ.
"Gia đình có 200 cây vải, dự kiến thu 10 tấn. Đây là vải đầu mùa nên được giá hơn cả với những quả đẹp nhất vườn. Gia đình tôi bán được khoảng một tấn mỗi tuần" , anh Ngôn Văn Luận (xã Hộ Đáp) vừa lau mồ hôi, vừa đẩy xe vải nhích từng mét trong đám tắc đường cho hay.
Các điểm thu mua lớn chủ yếu là lái buôn Trung Quốc thu gom. Những người này dùng khẩu hình và ngôn ngữ cơ thể để trả giá từng sọt vải.
Quả vải đạt chất lượng thu mua nếu vỏ căng, mọng, tươi và quả chắc. Người bán sẽ được phát một tích kê có ghi giá bán vo. Giá từ 10.00 đồng trở lên nếu bán cho thương lái Trung Quốc.
Vải đưa lên bàn cân tổng trọng lượng, sau đó trừ sọt, trừ cuống từ 9 đến 20 kg/100 kg. Đây là thiệt thòi lớn nhất của người bán vải bởi tất cả chỉ là áng chừng và thỏa thuận miệng.
Từng chùm vải được đội ngũ tuyển lọc và bỏ đi quả sâu thối, kém chất lượng. "Sau khi thu mua hết vải ở Hải Dương, gia đình mới chuyển lên Bắc Giang thu mua. Từ 5h sáng đến 17h, mỗi ngày tôi gom 60 tấn đóng 4 container xuất đi Trung Quốc, đến hết mùa thì thôi", lái buôn Võ Thị Loan chia sẻ.
Vải xuất khẩu nhanh chóng được đóng thùng các-tông rồi chuyển lên cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) và Hữu Nghị (Lạng Sơn) chờ thông quan.
Giá vải hàng ngày biến động rất mạnh, có thể từ 3.000 đến 16.000 đồng/kg. Mỗi sọt vải nặng 120 kg đến 200 kg mùa năm trước thu về hơn 3 triệu đồng thì nay chỉ còn trên dưới 500.000 đồng.

Theo vnexpress.net

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU