Trong mỗi thai kì, một người mẹ thường phải ăn uống khá nhiều để bổ sung chất dinh dưỡng cho chính mình và em bé trong bụng. Tuy nhiên, một bà mẹ người Úc, chỉ ăn với chế độ nhiều tinh bột, đã hạ sinh một cậu bé với cân nặng “khủng” 18kg.
Trong khi cân nặng của một trẻ sơ sinh bình thường chỉ từ 2,5 đến 4,5kg, trường hợp của cậu bé này khiến các bác sĩ cũng như các chuyên gia y tế từng có nhiều tranh cãi. Ca sinh đẻ đặc biệt này được diễn ra vào ngày 4/6/2015 tại Bệnh viện King Edward Memorial, nước Úc.
Sự chênh lệch lớn giữa cậu bé sơ sinh 18kg với đứa trẻ sơ sinh thông thường. |
18kg là cân nặng thường thấy ở trẻ 6, 7 tuổi và cậu bé này đã giữ kỷ lục “em bé sơ sinh nặng nhất” trong lịch sử thế giới. Trước đó, thế giới đã ghi nhận trường hợp trẻ sơ sinh có cân nặng bất thường tại Nam Phi với 17,2kg vào năm 1839.
Được biết, em bé sơ sinh nặng như vậy nguyên nhân đầu tiên là từ chính người mẹ. Với cân nặng 272kg, mẹ của cậu bé cũng từng được báo chí đưa tin là bà mẹ mang thai với trọng lượng đáng kinh ngạc. Thật may mắn là ca sinh đã diễn ra tốt đẹp. Cho đến nay, sức khoẻ của hai mẹ con vẫn ổn định và cậu bé sống khoẻ mạnh với chế độ ăn uống đặc biệt.
Các y tá hộ sinh trường hợp này cho biết: “Ban đầu, chúng tôi nghĩ chắc phải có đến 2, thậm chí là 3 đứa trẻ, nhưng thật không ngờ lại là một anh bạn đồ sộ”. Cũng theo lời các bác sĩ, người mẹ thừa cân đã không còn xa lạ với họ, nhưng chưa từng có em bé nào “khổng lồ” như vậy. Đây được coi là ca sinh phi thường nhất trong lịch sử sinh đẻ.
Người mẹ của cậu bé cũng có cân nặng kỷ lục. |
Sau khi vượt cạn thành công, hai mẹ con đã ở lại bệnh viện một thời gian để theo dõi tình hình và ổn định sức khoẻ. Được biết, cậu bé này đã cần đến các thiết bị hỗ trợ trong khoảng một tuần và làm các xét nghiệm máu, hô hấp, mỡ đến khi mọi chỉ số về mức ổn định như những đứa trẻ bình thường.
Mỗi khi có thành viên mới, câc bà mẹ đều mong con mình sẽ đủ chất dinh dưỡng, bụ bẫm và khoẻ mạnh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, hiện nay có rất nhiều đứa trẻ sinh ra với tình trạng thừa cân. Vì vậy, các bà mẹ nên chú ý tới chế độ ăn uống, chỉ bổ sung các chất bị thiếu và duy trì phương pháp ăn uống bình thường.
Theo Khám phá