1 tiết học của học sinh tại Trường Chuyên biệt Bình Tân.
Cô Võ Thị Thùy, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ phát triển Giáo dục hòa nhập Khai Trí, Hiệu trưởng Trường Giáo dục Chuyên biệt Khai Trí, cho biết: “Giáo viên tại trường đa phần ở các tỉnh, khi lên TPHCM phải thuê nhà. Trong khi đó dạy trẻ đặc biệt khó khăn hơn trẻ bình thường, mỗi giáo viên phải có kế hoạch giáo án riêng biệt. Trường phải đào tạo thêm về lý thuyết và thực hành mới có thể quản lý can thiệp trị liệu cho các em.
Hiện, cơ sở Bình Thạnh và Củ Chi thiếu 12 giáo viên, chưa tuyển dụng được. Tuy nhiên là trường tư thục nên tùy vào số giáo viên và cơ sở vật chất đáp ứng đến đâu thì tuyển sinh đến đó. Trong thời gian qua, chúng tôi luôn đảm bảo chất lượng đào tạo nên không để lớp bị quá tải”.
Linh hoạt nhiều giải pháp
“Thời gian qua dù số lượng phụ huynh đến đăng ký cho con em học tập rất lớn nhưng do nhà trường không đủ khả năng để hợp đồng giáo viên. Giải pháp hiện tại, trường chỉ nhận đủ số lượng học sinh tương ứng với số lượng giáo viên hiện có”, cô Điệp cho hay.
Cũng theo chia sẻ của cô Võ Thị Ngọc Điệp, thiếu nhân sự là tình trạng hầu như các trường chuyên biệt đều gặp phải. Điều này được lý giải do áp lực công việc quá nặng, tính chất công việc và cách dạy của giáo viên dạy trường chuyên biệt giống cô giáo lớp mầm non nhưng lại vất vả hơn. Bởi không chỉ dạy, mà còn chăm lo, đảm bảo an toàn cho học sinh, do vậy, giáo viên dạy hệ đặc biệt này phải thực sự yêu nghề, yêu trẻ mới có thể trụ được.
Trường Phổ thông đặc biệt Nguyễn Đình Chiểu (Quận 10) có 45 thầy cô và nhân viên. Tuy nhiên, theo chia sẻ của cô Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thanh Huệ, gần 2 năm nay cơ sở thiếu 8 nhân sự gồm 7 giáo viên và 1 nhân viên y tế. Trong khi đó đợt tuyển dụng tháng 8/2022 vừa qua, trường không tuyển được thêm giáo viên nào.
“Hiện trường có 28 lớp chuyên biệt, kỹ năng và hòa nhập với tổng số 225 học sinh. Các lớp kỹ năng đa tật có nhiều dạng tật, tuy nhiên chỉ có 1 giáo viên đứng lớp nên gặp nhiều khó khăn. Thậm chí 1 giáo viên phụ trách 2 lớp. Cụ thể, giáo viên dạy tại lớp can thiệp sớm sẽ phụ trách luôn lớp kỹ năng; hay vừa dạy lớp kỹ năng vừa dạy lớp chuyển tiếp. Nếu 1 lớp vừa có học sinh khiếm thị vừa đa tật mà 1 giáo viên phụ trách lớp đó sẽ rất khó, bởi nhiều em bị nặng, giáo viên buộc chia sẻ với nhau cùng hỗ trợ các em”, cô Huệ chia sẻ.
Cũng theo cô Huệ, ngoài tổ chức các đợt tuyển dụng để bổ sung giáo viên còn thiếu, nhà trường đẩy mạnh tuyển giáo viên hợp đồng để có nguồn giáo viên, tăng thêm tiết dạy cho giáo viên (có trả phí). Bên cạnh đó, trường cũng kết hợp với Trường Đại học Sư phạm TPHCM tiếp nhận sinh viên năm 3 và 4 đến thực tập và kiến tập. Qua đó nhà trường truyền bá về hình ảnh, hoạt động của trường để sinh viên tìm hiểu, từ đó thu hút nguồn giáo viên về trường”, cô Huệ cho hay.
“Từ việc thiếu giáo viên, Sở GD&ĐT TPHCM và đại diện nhiều trường đã có kiến nghị các cấp quan tâm thực hiện chế độ chính sách thu hút, hỗ trợ giáo viên ngành chuyên biệt nhằm bảo đảm công bằng xã hội, ổn định đội ngũ. Đồng thời cần có phương án hỗ trợ, tăng thu nhập cho khối công nhân viên đang công tác trong đơn vị chuyên biệt, vì hiện nay trường chuyên biệt công lập vẫn không thể tuyển đủ giáo viên do mức thu nhập chưa phù hợp so với bậc học khác”, ông Nguyễn Bảo Quốc chia sẻ.