Chữa hôi miệng bằng muối
Muối là loại khoáng chất có tính sát trùng cao rất tốt với hàm răng và sức khỏe của nướu. Vì lý do này mà muối có thể sử dụng để chữ hôi miệng rất hiệu quả và an toàn, không những làm sạch răng miệng mà còn sát khuẩn được các vết thương trong miệng, đặc biệt là nướu.
Cách làm cũng cực kỳ đơn giản, chỉ cần pha nước và nuối với nồng độ khoảng 0,8 - 1% để ngâm hàng ngày là có thể khử mùi hôi cho răng miệng hiệu quả.
Sữa chua, gừng giúp giảm hôi miệng
Gừng: Gừng không chỉ là một loại gia vị trong nấu ăn mà nó được coi như một loại kháng sinh tự nhiên rất tốt cho sức khỏe. Như chúng ta đã biết, hôi miệng thường bắt đầu từ những bệnh về răng miệng hoặc bệnh dạ dày. Gừng có tác dụng chữa các bệnh về dạ dày, từ đó có thể ngặn chặn hơi thở có mùi. Bạn có thể pha trà gừng kèm theo chút chanh.
Sữa chua: Sữa chua có tác dụng giảm các mảng bám và vi khuẩn có hại cho răng vì chứa vitamin D, ăn sữa chua hàng ngày giúp làm giảm mức độ gây mùi do hydrogen sulfide trong miệng gây nên.
Chữa hôi miệng bằng vỏ chanh
Không cần phải cầu kỳ, bạn có thể giảm bớt mùi hôi miệng rõ rệt bằng cách lấy vỏ chanh rửa thật sạch, nhai kỹ và nuốt. Cứ như vậy ngày vài lần sẽ giúp bạn có hơi thở thơm mát. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước cốt chanh và muối để chải răng và lưỡi ngày hai lần hơi thở sẽ dễ chịu hơn rất nhiều.
Lá mùi tàu trị hôi miệng
Mùi tàu còn có tên là ngò gai, theo y học cổ truyền, mùi tàu có công dụng khử thấp nhiệt, trục hàn tà, thanh uế, mạnh tỳ vị, kích thích tiêu hóa. Vì vậy, mùi tàu có thể chữa hôi miệng do nguyên nhân dạ dày và tiêu hóa.
Cách dùng: Lấy lá mùi tàu sắc với nước thật đặc, thêm vào đó vài hạt muối để súc miệng và khò họng nhiều lần trong ngày.