Chữa vết đốt côn trùng cho trẻ nhỏ đơn giản không ngờ

(lamchame.vn) - Mùa hè với khí hậu nóng bức và ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại côn trùng phát triển khiến trẻ có nguy cơ cao bị côn trùng tấn công. Khi vết côn trùng đốt bị sưng tấy, bỏng rát, ba mẹ nên xử lý vết thương của trẻ như thế nào? Dưới đây một số cách xử lý vết đốt côn trùng hiệu quả cho trẻ:

Da trẻ rất mềm mại và nhạy cảm, khi bị côn trùng cắn da trẻ sẽ nhanh chóng bị nổi mẩn đỏ, sưng to và để lại sẹo trên da. Nặng hơn, cơ thể trẻ sẽ xuất hiện các tình trạng như nổi mày đay, phù nề mắt, môi, hầu họng, sốc phản vệ. Xử lý vết đốt côn trùng đúng cách sẽ giúp bé giảm cơn đau, thải chất độc ra khỏi cơ thể và rút ngắn quá trình phục hồi cơ thể của trẻ.

Một số mẹo nhỏ xử lý vết côn trùng ở trẻ nhỏ

Sử dụng nước muối

Sử dụng nước muối là phương pháp đơn giản nhất xử lý vết cắn côn trùng

Nước muối có tính sát khuẩn, giúp rửa sạch vết thương và loại bỏ độc tố ra khỏi vết thương. Mẹ chỉ cần lấy nước muối (tốt nhất mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý) thoa đều lên vết thương nhiều lần, vết thương sẽ nhanh chóng hết sưng và lành lại.

Sử dụng đá lạnh để chườm

Cha mẹ hãy dùng những viên đá lạnh thoa đều lên vết thương của trẻ hoặc có thể dùng nước đá thoa lên vết thương. Đá lạnh giúp trẻ làm dịu cơn ngứa bởi đá lạnh có nhiệt độ thấp làm tê, giảm đau rát, sưng phồng vết cắn. Ngoài ra, đá lạnh có tính sát khuẩn giúp bảo vệ vết thương khỏi tình trạng nhiễm khuẩn.

Sử dụng tỏi và hành tây

Tuy có mùi khó chịu nhưng tỏi có tác dụng làm giảm phồng rộp vết cắn côn trùng

Tuy có mùi khó chịu nhưng tỏi và hành tây có tác dụng rất tốt trong việc sát khuẩn vết thương và chống phồng rộp ở da. Cha mẹ nên sử dụng nước ép tỏi và nước ép hành tây để bôi nên vùng vết cắn.

Chanh

Chanh được biết đến với tính khử trùng cao, chanh chứa axit giúp diệt khuẩn. Axit trong chanh làm trung hòa các độc tố tại vết cắn. Tuy nhiên, khi bôi nước cốt chanh vào vết thương trẻ sẽ có cảm giác đau xót, khó chịu, quấy khóc.

Theo VTC news

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU