Chuyện cảm động về hành trình cha mẹ quên mình tìm sự sống cho con

Một người mẹ sẵn sàng đánh đổi mạng sống để cho con có cơ hội chào đời, hai người cha nỗ lực giành giật sự sống cho con thơ từ khi còn đỏ hỏn,... tất cả là những câu chuyện cao cả về sự hy sinh của bậc cha mẹ.

Một người mẹ từ bỏ mạng sống để nhường cơ hội cho con được nhìn thấy ánh sáng, một người bố đơn thân suốt 18 tháng ròng chạy vạy xin sữa nuôi đứa con thơ, và hành trình 15 năm giành lại sự sống, niềm vui cho con trai… Những câu chuyện ấy đến từ ba con người khác nhau, ở những hoàn cảnh khác nhau, nước mắt và nụ cười cũng không giống nhau.

Nhưng ở họ, có một điểm chung tạo nên kỳ tích. Đó là sự hy sinh, và vì họ là cha mẹ.

Ở họ, có một điểm chung tạo nên kỳ tích. Đó là sự hy sinh, và vì họ là cha mẹ.

Tối ngày 24/5, hành trình Manbrith - Khi đàn ông mang bầu tập đầu tiên đã lên sóng trong đó có lồng ghép nhiều câu chuyện truyền cảm hứng. Dù có hoàn cảnh khác nhau nhưng những người cha, người mẹ trong các câu chuyện dưới đây đều sẵn sàng hi sinh vô điều kiện cho con cái.

Người mẹ từ chối điều trị ung thư để nhường cơ hội sống cho con

Giữa năm 2016, câu chuyện về sự hy sinh cao cả của người mẹ Đậu Thị Huyền Trâm (25 tuổi, nữ chiến sĩ công an tỉnh Hà Tĩnh) đã khiến bao nhiêu người rơi nước mắt. Cô gái trẻ ngày ấy, trong giây phút cận kề cái chết vẫn một mực từ chối điều trị ung thư vì muốn nhường cơ hội sống cho đứa con của mình.

Theo đó, đón nhận tin vui mang thai đứa con đầu tiên được 5 tháng, Trâm phát hiện mình mắc căn bệnh ung thư phổi. Lúc bấy giờ, bệnh đã di căn sang gan, hạch,… buộc chị phải nhập viện, điệu trị hóa trị dài ngày. Nhưng, nghĩ đến cái thai trong bụng, chị đã từ chối hoàn toàn các phương pháp điều trị, mặc lời khuyên bảo từ người nhà và bác sĩ. Mong muốn duy nhất của chị ngày ấy là nhường đứa con thơ cơ hội được nhìn thấy ánh sáng mặt trời.

Suốt hơn tháng ròng trong viện, Trâm phải ngồi liên tục 24/24, trong những cơn tỉnh mê và ngủ chập chờn 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày để giữ thai.

Suốt hơn tháng ròng trong viện, Trâm không bao giờ nằm. Chị phải ngồi liên tục 24/24, trong những cơn tỉnh mê và ngủ chập chờn 2 tiếng đồng hồ mỗi ngày để giữ thai.  Đến ngày 10.7, thai nhi được 29 tuần 3 ngày tuổi thì sức khỏe của chị đã vô cùng c nghiêm trọng. Hôm đó, bác sĩ buộc phải thực hiện gấp ca phẫu thuật lấy thai nhi với hy vọng giữ được tính mạng cả mẹ-con.

Và đứa trẻ ấy ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt nhất. Suốt nhiều tiếng trong ca mổ, Trâm vẫn ngồi trên bàn mổ, hai bác sĩ phải tựa lưng cho chị, một bác sĩ cúi ngang bàn để mổ lấy thai. Trâm không thể gây mê, vì giờ phút cuối cùng ấy, thuốc gây mê có thể khiến chị không bao giờ trở lại được nữa. Cứ thế, Trâm tỉnh hoàn toàn cho tới khi đứa trẻ cất tiếng khóc.

Một bé trai nặng 1,2kg ra đời, chị đặt tên là Gấu.

Gấu nằm lồng kính, mẹ Trâm vẫn cố gắng đến thăm con. Nhưng cuộc gặp gỡ đầu tiên ấy cũng là cuối cùng. Sau hơn 2 tuần làm mẹ, Trâm đã ra đi vào đầu giờ chiều 27.7.2016.

Sau hơn 2 tuần làm mẹ, Trâm đã ra đi vào đầu giờ chiều 27.7.2016. Còn Gấu, đứa trẻ ngày ấy may mắn đến với cuộc đời, tất cả là ở sự hy sinh cao cả của mẹ Trâm.

Lời nhắn của Trâm để lại: “Nếu có phép màu, hãy cho mình thêm 5 năm, hoặc 1, 2 năm nữa khoẻ mạnh chút, mình sẽ chuẩn bị một vài thứ cho những người mình thương yêu, chứ đừng để ốm đau mãi rồi đi”. Có lẽ, phép màu đã không bao giờ đến với chị. Nhưng hơn thế nó đã đến với Gấu, để thằng bé cứ từ từ lớn lên, kháu khỉnh, tuy không còn mẹ nhưng nó đã nhận được vô vàn yêu thương từ tất cả mọi người.

Đứa trẻ ngày ấy may mắn đến với cuộc đời, tất cả là ở sự hy sinh cao cả của mẹ Trâm.

Người bố đơn thân suốt 18 tháng ròng đi xin sữa nuôi con

Chuỗi ngày gà trống nuôi con của ông bố Trịnh Tuấn (1984) bắt đầu từ cái ngày định mệnh khi đứa con gái Yến Nhi vừa chào đời được 10 ngày tuổi. Hôm đó, vợ anh cũng đột ngột ra đi vì xuất huyết tử cung.

Anh Tuấn kể lại: Lúc thai nhi vừa tròn 2 tháng, chị Phượng đã phải nhập viện thường xuyên vì chứng bệnh phụ sản. Thời gian ấy, anh luôn bên cạnh chăm sóc vợ. Và hạnh phúc vỡ òa khi Phượng vượt cạn thành công.

Một thiên thần nhỏ chào đời, bụ bẫm, họ đặt tên là Ủn.

Vừa làm cha vừa làm mẹ, Tuấn bắt đầu học cách thay tã, cho con ăn và mang túi trữ sữa đi xin sữa cho con, bất kể nắng mưa.

Thế mà, hạnh phúc chẳng tày gang, cái ngày anh vừa bế đứa con từ viện về cũng chính là ngày anh nhận tin vợ đột ngột ra đi vì xuất huyết tử cung. Cảm giác mất mát tột cùng đã gần như kéo người chồng xa rời cuộc sống. Nhưng cứ mỗi lần nhìn con gái còn đỏ hỏn, nhớ lại sự hy sinh của vợ, anh lại cố gắng vực dậy từng chút một.

“Ngày đón con về, trên taxi chỉ có hai cha con, anh phải xoay xở thay tã khi con tè rồi dỗ khi con khóc đói. Khóc một chặp nhưng chưa được bú con đành nhét ngón cái vào mút, nhìn con anh lại chảy nước mắt. Chưa bao giờ anh thấy mình mít ướt tới vậy”, anh Tuấn nhớ lại.

Thương con gái phải sớm chịu thiệt thòi vì mất mẹ, anh Tuấn đã tự nhủ rằng mình phải dành trọn sức lực để chăm sóc con. Vừa làm cha vừa làm mẹ, Tuấn bắt đầu học cách thay tã, cho con ăn và mang túi trữ sữa đi xin sữa cho con, bất kể nắng mưa. Nhờ sự giúp đỡ, hỗ trợ của bạn bè, anh dần tiếp cận được với nhiều bà mẹ đang có con nhỏ có thể giúp được bé Ủn đủ sữa bú.

Giờ đây, con gái nhỏ của anh đã hơn 4 tuổi, xinh xắn đáng yêu. “Ít ra cuộc đời đã không lấy đi của ba tất cả, ba vẫn còn Ủn để nhớ, để thương, để quay về tìm nơi bình lặng sau cơn sóng dữ.” - anh Tuấn tâm sự.

Từng giọt sữa quý báu của hơn 20 bà mẹ đã nuôi nấng bé Ủn lớn đến ngày hôm nay. Thế là từ đó, ông bố trẻ đã mày mò tìm lập ra một ngân hàng sữa mẹ để giúp cho nhiều trẻ em khác. Giờ đây, con gái nhỏ của anh đã hơn 4 tuổi, xinh xắn đáng yêu. Và, anh còn hạnh phúc vì nỗ lực của mình đã tạo động lực cho nhiều người mẹ cố gắng làm điều tốt nhất cho con.

“Ít ra cuộc đời đã không lấy đi của ba tất cả, ba vẫn còn Ủn để nhớ, để thương, để quay về tìm nơi bình lặng sau cơn sóng dữ.” - anh Tuấn tâm sự.

Quốc Tuấn - bé Bôm và hành trình 15 năm chiến đấu giành sự sống cho con

Vào giữa những năm 2000, đang thăng hoa giữa sự nghiệp diễn xuất, bất ngờ một ngày diễn viên Quốc Tuấn “mất hút”.

Năm đó, chàng diễn viên trẻ đón nhận đứa con đầu trai chào đời. Thế nhưng, chưa kịp mừng thì Quốc Tuấn đã đau đớn khi nhìn con phải từng ngày giành giật sự sống. Hành trình đó cứ kéo dài đằng đẵng mãi 15 năm.

Quốc Tuấn nhớ, hôm y tá bế đứa con ra phòng mổ, anh đã có linh tính lạ lẫm. Cho đến khi nhìn thấy mặt con, mọi thứ xung quanh anh như sụp đổ. “Trán của Bôm gập lại, mặt hóp vào, tay chân dính, mắt lồi ra. Bác sĩ bảo Bôm mắc bệnh apert - xương sớm cục bộ, căn bệnh hiếm gặp đến mức tỉ lệ chỉ là 1/88.000”. Ngay lúc ấy, người bố không còn nghe thấy gì nữa, anh chỉ nhìn con với niềm tin mãnh liệt: Bôm sẽ ổn.

“Trán của Bôm gập lại, mặt hóp vào, tay chân dính, mắt lồi ra. Bác sĩ bảo Bôm mắc bệnh apert - xương sớm cục bộ, căn bệnh hiếm gặp đến mức tỉ lệ chỉ là 1/88.000”

Cuộc sống của hai bố con từ đó cũng gắn liền với chuỗi ngày ra vào viện thường xuyên. Đến năm 3 tuổi, Bôm được đưa sang Úc phẫu thuật nới hộp sọ. Ca đại phẫu phức tạp, kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Quốc Tuấn chực chờ bên ngoài, anh đau đáu và sợ hãi cánh cửa phòng mổ kia sẽ mở ra sớm hơn dự kiến và rằng anh sẽ mất Bôm mãi mãi.

Ngồi đến 4 giờ sáng, bác sĩ bất ngờ bước ra gọi anh vào, thông báo rằng đang thực hiện ca mổ thì Bôm sốc thuốc, phải cưa hộp sọ. Nghe tin, Quốc Tuấn như chết lặng, chân tay bủn rủn. May thay, hôm đó bác sĩ lại gật đầu và Bôm có cơ hội quay trở lại cuộc sống.

Vừa cùng con chống chọi bệnh tật, anh Tuấn lại phải bảo vệ Bôm trước những lời ác ý, bàn tán của những người xung quanh, nhưng chưa một lần người bố có suy nghĩ bỏ cuộc. Trong suốt 15 năm trời, cùng con trải qua hơn 10 ca phẫu thuật lớn nhỏ, Quốc Tuấn dần dần trở nên mạnh mẽ hơn. Thế mà, mỗi lần nhắc nhớ lại hôm đứng trước cửa phòng phẫu thuật, anh vẫn không quên mình đã lo sợ và khóc nhiều thế nào.

Vừa qua, Bôm đã trải qua ca đại phẫu khác nhằm khắc phục việc hàm trên thụt vào, gây ảnh hưởng lớn đến chức năng nói và ăn uống. Mọi thứ như một quả ngọt cho năm tháng không bỏ cuộc của người bố khi ca phẫu thuật thành công, Bôm dần dà trở lại bình thường.

Mọi thứ như một quả ngọt cho năm tháng không bỏ cuộc của người bố khi ca phẫu thuật thành công, Bôm dần dà trở lại bình thường.

Quốc Tuấn của ngày hôm nay đã có thể cười rạng rỡ, hạnh phúc thông báo rằng hành trình 15 năm đằng đẵng sắp kết thúc, những phần quan trọng đều xong, và chỉ còn phẫu thuật thẩm mỹ là Bôm có thể tự tin hơn.

Không chỉ thế, hai bố con Quốc Tuấn còn viết nên một kỳ tích mới. Đó là Bôm thi đỗ và là học sinh của Nhạc viện Hà Nội, cậu bé rồi sẽ trở thành một sinh viên.

Tôi tin rằng: Bôm thi đỗ bằng tài năng và nghị lực phi thường của cậu bé. Nhưng sau lưng Bôm thì lúc nào cũng có bố Tuấn đứng cạnh. Như khi cậu bé thì loanh quanh với cây đàn, thỉnh thoảng lại gọi trêu “anh Tuấn ơi” rồi hỏi xem có thể cho “em” cái này, cái kia không. Tuấn luôn ở đó, luôn lắng nghe và chỉ ngượng nghịu cười: “Láo ghê”, giọng trìu mến với con trai.

Kết

3 câu chuyện, 3 mảnh đời bất hạnh khác, 3 giọt nước mắt và cũng 3 nụ cười hạnh phúc khác nhau, nhưng ở họ đều tụ chung ở một điểm. Đó là sự hy sinh vô bờ bến của những bậc làm cha mẹ dành cho con cái.

Đối với họ, và tất cả chúng ta, con cái là kết tinh tình yêu của bố mẹ, là món quà tuyệt vời giúp ba mẹ có đầy niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống. Như một câu nói tôi đã từng nghe: “Thượng đế không thể ở khắp mọi nơi nên người mới sinh ra người mẹ”.

Đúng vậy!

 

Theo saostar.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU