Mỗi lớp thường có ít nhất 20-30 học sinh nên các cô rất khó có thể chăm chút từng li từng tí cho từng bé một. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, cũng có nhiều bà mẹ khác cho rằng cha mẹ nên thông cảm cho các cô giáo hơn. Vì trên thực tế, mỗi lớp thường có ít nhất 20-30 học sinh nên các cô rất khó có thể chăm chút từng li từng tí cho từng bé một. Khi các bé ngủ, việc đạp chăn xảy ra vô cùng thường xuyên, ngay ở nhà cũng vậy nên cũng khó lòng trách các giáo viên được. Cha mẹ cũng hãy hiểu và tôn trọng giáo viên.
Nếu con bị ốm, bạn có thể trao đổi trước với giáo viên để các cô chăm sóc kỹ hơn, nếu không nói thì có thể giáo viên không để ý là chuyện bình thường. Khi trẻ bị ốm, tốt nhất cha mẹ không nên cho trẻ đi học bởi có thể lây bệnh cho các học sinh khác. Hơn nữa, trẻ đi học không được chăm sóc chu đáo như ở nhà có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn.
Hiện nay, xã hội kinh tế thị trường, nhiều người lấy đồng tiền và những giá trị vật chất làm thước đo cho nhiều chuẩn mực trong cuộc sống. Đáng buồn là thước đo này lại len lỏi cả vào môi trường giáo dục. Nghề giáo không chỉ là một nghề “dịch vụ” mà là một nghề đặc biệt. Trẻ hầu như có một nửa thời gian học hành ở trường và chịu ảnh hưởng về tâm lý, tư duy lẫn đạo đức không nhỏ từ nhà trường.
Phụ huynh đừng vì những chuyện nhỏ nhặt mà làm giảm đi tinh thần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết, yêu nghề của giáo viên. Thay vào đó, phụ huynh cần thường xuyên trao đổi với giáo viên để tìm ra phương án tối ưu nhất trong việc giáo dục con em của mình.
https://afamily.vn/co-giao-gui-anh-hoc-sinh-ngu-trua-len-nhom-chung-xem-xong-phu-huynh-buc-xuc-lam-loan-truong-hieu-truong-xin-loi-voi-20220209162204321.chn