Có nên ăn khoai lang mỗi ngày?

(lamchame.vn) - Khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng được nhiều người yêu thích, vậy có nên ăn khoai lang mỗi ngày không?

Khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khoẻ

Khoai lang có tác dụng gì?

Ăn khoai lang đúng cách cơ thể bạn sẽ nhận được những lợi ích sau:

Hỗ trợ sức khỏe đường ruột

Các vấn đề về hệ tiêu hóa và sức khỏe của đường ruột sẽ được cải thiện đáng kể nhờ hàm lượng chất xơ và cả các chất oxy hóa có trong khoai lang. Trong khoai lang chứa chất xơ có thể và không thể hòa tan. Ăn khoai lang có thể giúp cho lượng chất xơ trong cơ thể tăng lên và thúc đẩy quá trình tiêu hóa được tốt hơn.

Một trong những tác dụng của khoai lang phải kể đến chính là ngăn ngừa chứng táo bón. Nhờ vào các chất xơ hòa tan (chất xơ nhớt) khả năng hấp thụ nước tốt và làm cho phân của bạn mềm hơn. Loại chất xơ không nhớt không thể hòa tan và cũng không hấp thụ được nước nên sẽ tạo nên một khối lượng lớn hơn.

Các loại chất xơ này cũng có thể được lên men nhờ vào các vi khuẩn ruột kết. Chúng có thể tạo ra những hợp chất với tên gọi là acid béo chuỗi ngắn, mang đến nguồn năng lượng cần thiết cho tế bào niêm mạc ruột. Các hợp chất này cũng sẽ giữ cho các tế bào niêm mạc ruột luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

Trong khoai lang còn nhiều protein độc đáo có thể chống lại quá trình oxy hóa rất hiệu quả. Các nghiên cứu cho thấy, trong các protein chứa khoảng 1/3 những hoạt tính chống lại quá trình oxy hóa của các glutathione - sản phẩm vô cùng quan trọng trong việc tạo nên những hoạt chống oxy hóa. Những dưỡng chất này cực kỳ có ích với sức khỏe đường ruột.

Có khả năng chống ung thư

Một trong những tác dụng của khoai lang chính là chống lại quá trình oxy hóa. Trong khoai lang chứa nhiều chất oxy hóa khác nhau, nhất là với khoai lang tím - hiệu quả với việc chống lại ung thư.

Những thành phần trong khoai lang tím có thể ức chế được sự phát triển của những tế bào ung thư, điển hình như ung thư dạ dày, ruột kết, vú hay bàng quang. Ở trong khoai lang tím, anthocyanin nồng độ cao là một chất chống oxy hóa đã lý giải vì sao chúng có ích chống lại các tế bào ung thư.

Chiết xuất của khoai lang có khả năng tiêu diệt được những tế bào ung thư tuyến tiền liệt. Chúng đảm bảo rằng các tế bào ung thư sẽ không thể lây lan đến những bộ phận khác ở trong tuyến tiền liệt.

Tốt cho sức khỏe thị lực

Trong khoai lang có rất nhiều vitamin A (tồn tại ở dưới dạng beta-caroten) có thể cải thiện sức khỏe thị lực. Đây là loại vitamin khá quan trọng đối với sự hình thành của những sắc tố hấp thụ ánh sáng của mắt. Đồng thời, chúng cũng sẽ duy trì được một cấu trúc thích hợp đối với võng mạc.

Ăn khoai lang có thể giúp bổ sung một lượng vitamin A cần thiết, từ đó ngăn ngừa được sự hình thành của các bệnh lý liên quan đến mắt và giúp đôi mắt luôn được khỏe mạnh. Một số nghiên cứu thực hiện ở trong ống nghiệm đã cho thấy, anthocyanins ở trong khoai lang có khả năng bảo vệ được những tế bào mắt không bị ảnh hưởng, hư hại. Tất nhiên, hoạt chất này cũng rất quan trọng đối với việc bảo vệ sức khỏe của đôi mắt.

Tăng cường hệ miễn dịch

Khoai lang có vỏ màu cam chứa một lượng beta-carotene dồi dào. Đây là hợp chất có nguồn gốc từ thực vật và có thể chuyển hóa thành một dạng vitamin trong cơ thể. Vitamin A cực kỳ cần thiết đối với hệ miễn dịch. Nếu nồng độ vitamin A thấp có thể khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu. Vì vậy, ăn khoai lang để nạp vitamin A sẽ giúp duy trì được một màng nhầy khỏe mạnh, nhất là với niêm mạc ruột.

Bên cạnh vitamin A thì sắt cũng có vai trò rất quan trọng đối với thể trạng sức khỏe. Chúng tham gia vào việc sản xuất những tế bào hồng cầu lẫn bạch cầu. Đồng thời, các vitamin A cũng có thể chống lại sự stress và hỗ trợ cho chức năng miễn dịch. Ngoài ra, dưỡng chất này cũng sẽ tham gia vào quá trình chuyển hóa các protein ở trong cơ thể.

Đường ruột khỏe mạnh chính là yếu tố để thúc đẩy sức khỏe của hệ miễn dịch. Nếu cơ thể bị thiếu hụt vitamin A khiến cho nguy cơ bị viêm ruột tăng cao hơn. Kéo theo đó là khả năng miễn dịch cũng sẽ bị ảnh hưởng và dần suy yếu. Vì vậy, việc ăn khoai lang thường xuyên cũng có thể giúp tăng cường lượng vitamin A cần thiết.

Tăng cường các chức năng của não

Tác dụng của khoai lang được tìm thấy chính là cải thiện các chức năng của não. Các nhà khoa học đã thực hiện một vài nghiên cứu ở trên động vật và cho thấy anthocyanins trong khoai lang tím có thể giảm viêm và ngăn ngừa được những tác động xấu của các gốc tự do. Nhờ đó, các chức năng của não sẽ được bảo vệ một cách tốt nhất.

Anthocyanin được biết là hoạt chất chống lại quá trình oxy hóa rất tốt. Chính vì vậy, ăn khoai lang nhiều cũng sẽ giúp cho khả năng tập trung và trí nhớ của bạn được cải thiện hơn rất nhiều.

Có nên ăn khoai lang mỗi ngày?

Báo VietNamNet dẫn lời chuyên gia dinh dưỡng người Mỹ Natalie Rizzo giải thích, khoai lang mỗi ngày chắc chắn tốt cho sức khỏe nhưng cũng rất nhiều loại rau củ bổ dưỡng khác để bạn thưởng thức. Chuyên gia Rizzo nói: “Nếu đang ăn nhiều hơn một củ khoai mỗi ngày, bạn nên cân nhắc thay đổi để nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng khác”.

Trong khi đó, một số chuyên gia khác nói rằng hàm lượng beta-carotene cao trong khoai lang có thể khiến da ngả sang màu cam nếu ăn quá nhiều.

Những điều cần lưu ý khi ăn khoai lang

Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời Lương y Trần Đăng Tài - Phó chủ tịch Hội Đông y Thị xã Thái Hòa - Nghệ An cho biết, khi ăn khoai lang bạn cần lưu ý những điều dưới đây:

Ăn quá nhiều : Khoai lang tuy tốt nhưng không được ăn quá nhiều, vì nếu ăn quá nhiều sẽ tiêu thụ quá nhiều enzym oxy hóa, tạo ra lượng lớn carbon dioxide trong ruột, dẫn đến đầy bụng, ợ chua; Ngoài ra, chất này còn sẽ Thúc đẩy quá trình tiết axit dạ dày quá mức, gây ra vấn đề "ợ nóng" axit dạ dày.

Ăn không đúng cách: Đối với bất kỳ loại thực phẩm tốt cho sức khỏe nào, muốn phát huy tối đa dinh dưỡng và tác dụng của nó thì phương pháp chế biến hợp lý là rất cần thiết, cách ăn khoai lang lành mạnh nhất là nên luộc hoặc hấp, tránh chiên rán hoặc thêm đường, điều này sẽ giúp ích cho sức khỏe.

Điều này dẫn đến nạp vào cơ thể quá nhiều calo, hơn nữa, không nên nghiền nát khoai lang rồi ăn, điều này không chỉ phá hủy chất xơ có trong khoai lang mà còn đẩy nhanh tốc độ tăng lượng đường trong máu.

Không ăn khi đang đói: Không nên ăn khoai lang khi bụng đói vì chúng chứa tannin và chất keo sẽ thúc đẩy quá trình tiết axit dạ dày trong dạ dày, ăn khi bụng đói không chỉ gây ra vấn đề về axit dạ dày mà còn gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Khoai lang có đốm đen: Xuất hiện các đốm đen chứng tỏ khoai đã nhiễm khuẩn, gây nhiễm độc cho gan. Cho dù nướng hay luộc thì độc tố này không dễ bị tiêu diệt. Vì vậy tuyệt đối không nên ăn loại khoai lang nhiễm độc này.

Ăn khoai lang cả vỏ: Vì trong vỏ của khoai lang có nhiều chất kiềm, sẽ gây ảnh hưởng đến nhu động của hệ tiêu hoá.

(Tổng hợp)

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU