Có những đề thi khiến thí sinh làm... ra nước mắt

Nhiều đề thi văn hiện nay được cho là cố “gồng gánh” cái mới, có độ khó... vượt quá tầm với của học sinh bình thường.

Đề thi thử nhưng... khó thật

Cụ thể, phần đọc hiểu trích một đoạn văn bản (Gi, Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12-1997, sách Ngữ văn 12 tập 1), từ đó đưa ra 4 câu hỏi.

Thầy Đỗ Đức Anh, giáo viên ngữ văn trường THPT Bùi Thị Xuân (TPHCM) cho biết: “Đề thi chọn ngữ liệu đọc hiểu dài và nội dung khó hiểu. Có thể học sinh phải đọc nhiều lần mới hiểu được nội dung, ý nghĩa văn bản. Đặc biệt, câu hỏi thứ 3 yêu cầu học sinh hiểu như thế nào về câu nói “Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong một chừng mực nào đó anh ta hạn chế về trí tuệ và văn hóa…” thì rất khó trả lời tốt trong một vấn đề đặt ra không phải là dễ”.

Đến với phần làm văn, câu nghị luận xã hội yêu cầu học sinh viết đoạn văn trong khuôn khổ 200 chữ cũng bị cho rằng rất khó trình bày ngọn ngành, sáng tỏ quan điểm trong giới hạn chữ quá ít.

“Những kiểu câu nghị luận xã hội này chỉ phù hợp với một đề thi tuyển chọn học sinh giỏi. Với kỳ thi THPT quốc gia, viết câu nghị luận xã hội là một bài văn thì phù hợp hơn”, thầy Đức Anh nhận định.

Tương tự, câu nghị luận văn học yêu cầu cảm nhận âm thanh tiếng đàn trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" (tác giả Thanh Thảo) là quá sức học sinh trong khuôn khổ 90 phút. Chưa kể, kiểu đề này còn bị cho là quá quen thuộc, thậm chí không muốn nói là cũ kỹ.

“Tổng thể đề thi chưa thực sự phù hợp với đề thi thử tốt nghiệp THPT quốc gia. Nếu thi thử mà vừa dài, vừa khá khó thì học sinh có thể cảm thấy hoang mang, lo lắng”, thầy Đức Anh nhấn mạnh.

“Khi ra đề, nên chọn đề vừa sức để các em đọc sẽ có cảm hứng muốn làm bài mà không hoang mang, đề phải đảm bảo đánh giá được kiến thức mà học sinh đã học trong chương trình lớp 12.  Đề thi trên chưa đảm bảo được một trong những yêu cầu này”, thầy Đỗ Đức Anh nói thêm.

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU