Cơm tẻ hay cơm nếp bổ dưỡng hơn? Chuyên gia chỉ cách ăn cơm tránh xa bệnh của người "khôn khéo"

Cơm là thực phẩm quen thuộc của người Việt. Tuy nhiên, trước câu hỏi cơm tẻ và cơm nếp, thứ nào bổ hơn sẽ khiến cho nhiều khó đưa ra câu trả lời.

Nếu như gạo tẻ là thực phẩm ăn hàng ngày, thì gạo nếp lại luôn có mặt trong các món ăn truyền thống. Cả 2 loại gạo đều là nguồn lương thực quan trọng, không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người Việt.

Rất nhiều người đang có quan niệm cho rằng cơm nếp bổ hơn cơm tẻ. Vì cơm nếp khi ăn vào thường no lâu hơn.

PGS Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện Trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho hay, gạo nếp và gạo tẻ gần như tương đồng về mặt giá trị dinh dưỡng. Trong 100 g gạo nếp có 344 kcal, trong khi cùng 100 g gạo tẻ có 350 kcal. Tuy nhiên, khi nấu thành cơm thì 1 bát cơm nếp sẽ có nhiều năng lượng hơn so với cơm tẻ.

"Do cơm nếp dẻo và có độ kết dính nên vô tình bị nén xuống còn bát cơm tẻ lại có độ rời rạc. Đây cũng là lý do vì sao ăn cùng là một bát cơm mà ăn cơm nếp sẽ no lâu hơn. Bản chất là cùng một bát thì cơm nếp cho nhiều năng lượng hơn chứ không phải nhiều dinh dưỡng hơn so với cơm tẻ", PGS. Lâm nói.

Điểm khác nhau dễ nhận thấy nhất giữ cơm nếp và cơm tẻ là độ dẻo và kết dính có liên quan tới hai thành phần amilozơ và amylopectin trong mỗi hạt tinh bột. Trong đó, amilopectin có vai trò quyết định đến tính dẻo của hạt. Trong gạo nếp lượng amilopectin chiếm 90%, còn trong gạo tẻ lượng amilopectin chỉ có 80%.

Cơm tẻ và cơm nếp tương đồng về dinh dưỡng, ảnh minh hoạ.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cũng cho biết: "Gạo nếp có mặt khá nhiều trong các món bánh truyền thống của dân tộc. Các sản phẩm làm từ gạp nếp như: bánh chưng, bánh giầy, xôi… đều rất ngon và có nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều đồ nếp sẽ dẫn tới nguy cơ thừa năng lượng dễ đối mặt với nguy cơ thừa cân béo phì, bệnh lý mãn tính.

Đặc biệt, trong dịp Tết sắp tới mọi người cũng sẽ ăn đồ nếp nhiều hơn ngày thường cho cần phải ăn uống cẩn thận".

Trả lời câu hỏi có hay không việc: ăn đồ nếp gây nóng và không tốt cho người có vết thương do dễ mưng mủ? PGS.TS Nguyễn Thị Lâm khẳng định thông tin trên không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, việc ăn thực phẩm này cần phải có những lưu ý nhất định.

 

 

Theo chuyên gia dinh dưỡng đối với cơm nếp người bình thường chỉ nên ăn 100g/ngày (180kcal -200kcal). Với nam giới có thể ăn khoảng 150g/ngày.

PGS. Lâm khuyến cáo: "Người ăn khôn khéo nên ăn đa dạng các chất (bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Trong những ngày Tết không nên chỉ tập trung vào ăn đồ nếp mà quên đi các thực phẩm khác. Nên ăn rau xanh, quả chín và ăn thêm các món ăn có đạm: thịt, cá, trứng sữa…

Người thừa cần giảm ăn cơm tẻ và cơm nếp so với người bình thường. Người mắc bệnh tiểu đường cần bớt ăn cơm tẻ, cơm nếp mỳ do chất bột đường có thể ảnh hưởng tới đường máu.

Ngoài ra, trong những ngày Tết ngoài chế độ ăn hợp lý thì cần phải duy trì luyện tập thể dục thể thao để có một sức khoẻ tốt".

 

Theo soha.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU