Ảnh minh họa.
Bố mẹ khéo léo nên phản ứng thế nào?
Ngay lúc đó:
1. Để điện thoại ở nơi khuất tầm nhìn: Hãy sử dụng điện thoại theo cách lành mạnh và hạn chế kiểm tra mạng xã hội cũng như các cuộc trò chuyện qua điện thoại khi bạn ở cùng con để làm gương cho con. Bộ não của trẻ em vẫn còn trong giai đoạn học tốt nhất thông qua những tương tác trực tiếp.
2. Nói không: Hãy đưa ra quy định rõ ràng mặc dù điện thoại có vẻ hiệu nghiệm như một phép màu khi nó có thể làm dịu cơn tức giận của một đứa trẻ khó tính nhưng thiết lập ranh giới rõ ràng về việc sử dụng các thiết bị màn hình càng sớm càng tốt là điều mà bạn nên tuân thủ.
3. Sống trong hiện tại: Con bạn đang trải qua quá trình phát triển nhận thức mạnh mẽ, vì vậy hãy cho trẻ thấy xung quanh bạn có rất nhiều điều để khám phá và thảo luận. Thay vì cho phép bé sử dụng thiết bị điện tử một mình, hãy trò chuyện hoặc chơi trò chơi cùng bé, đây là những cách quan trọng giúp bé thực hành kĩ năng ngôn ngữ và vận động tinh/ thô đang phát triển của mình.
Về lâu dài:
1. Không cho phép điện thoại trở thành đồ chơi của con: Nếu bạn mặc định đưa điện thoại cho con làm đồ chơi của con khi buồn chán, con sẽ không học cách tự sử dụng các nguồn lực của bản thân chẳng hạn như sử dụng trí tưởng tượng hoặc tò mò khám phá môi trường xung quanh.
2. Đừng tin rằng điện thoại sẽ làm cho con bạn thông minh hơn: Không có bằng chứng cho thấy có một ứng dụng điện thoại giúp cải thiện khả năng nhận thức của trẻ ở độ tuổi này, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc không tương tác và kết nối với người lớn ở giai đoạn 2, 3 tuổi sẽ góp phần gây chậm phát triển ngôn ngữ cũng như phát triển xã hội ở trẻ nhỏ.