Diễn viên nổi tiếng Mã Tư Thuần là nạn nhân của tình trạng bắt nạt học đường.
Hiện tại dù đang có tiếng ở giới showbiz, giành được giải nữ chính xuất sắc nhất, nhưng Mã Tư Thuần vẫn không đủ dũng cảm nói ra một câu với nhân viên của mình trên đường cao tốc: "Dừng xe lại, tôi muốn đi vệ sinh". Bởi vì điều này sẽ gây rắc rối cho người khác, cô không dám.
Giáo sư tâm lý học tội phạm nổi tiếng Li Yizhen đã từng nói: "Trẻ em bị bạo lực học đường, nguyên nhân cơ bản nhất ngoài tính khí của thủ phạm, mà còn bởi vì những đứa trẻ bị bắt nạt có tính cách yếu đuối". Họ bắt nạt chỉ vì đứa trẻ đó trông dễ bị ức hiếp hơn. Nếu cha mẹ khuyên con chịu đựng, xác suất rất cao đứa trẻ sẽ trở nên hèn nhát, tự ti khi lớn lên.
Virginia Satya, một bậc thầy trị liệu gia đình người Mỹ cho rằng: "Cho dù đó là một vị vua hay một nông dân, miễn là gia đình hạnh phúc, đó là người hạnh phúc nhất trên thế giới". Người mẹ được đề cập ở đầu bài viết, sở dĩ có thể giành được sự đồng tình của nhiều người như vậy là vì cách làm của cô đã thỏa mãn 3 yếu tố:
1. Đặt mình vào vị trí của trẻ để suy nghĩ, bảo vệ lòng tự trọng của con;
2. Không ỷ lại vào sự giải quyết của nhà trường;
3. Không kích động, không chỉ trích, không phàn nàn.
Chủ động hỏi han trẻ, không bỏ qua nhu cầu của đứa trẻ và cung cấp cho con đủ cảm giác an toàn. Những đứa trẻ có cha mẹ như vậy, thời thơ ấu chắc chắn hạnh phúc.
Một vài điều phụ huynh cần lưu ý
Thứ nhất, dạy con nói "không" về những điều vượt quá nguyên tắc
Trong mắt những đứa nhỏ không có chuyện bạn nhường một bước mình liền lui một bước, thường là khi trẻ sợ hãi, đối phương càng kiêu ngạo. Vì vậy, hãy nói với trẻ, lần đầu tiên gặp phải những điều khó chịu phải dũng cảm nói "không", không cần phải làm hài lòng bất cứ ai.
Thứ hai, thường xuyên tập thể dục, nâng cao thể chất
Yếu đuối không chỉ đề cập đến tính cách, mà còn là vóc dáng. Tập thể dục thích hợp vừa nuôi dưỡng tính cách cứng rắn của trẻ vừa tạo sự mạnh mẽ để tránh bị chọn thành đối tượng bị bắt nạt.
Thứ ba, kết bạn nhiều hơn
Những đứa trẻ có tính cách vui vẻ, hòa đồng, ít có khả năng bị bắt nạt hơn. Ngược lại, những đứa trẻ khó gần, ít nói có nhiều khả năng bị "theo dõi" bởi những đứa trẻ xấu. Cha mẹ khuyến khích con cái kết bạn nhiều hơn, học cách giao tiếp và cải thiện kỹ năng giao tiếp. Những đứa trẻ có kết nối tốt cũng dễ dàng nhận được sự giúp đỡ của bạn bè, kịp thời thoát khỏi tình trạng khó khăn.
Khi trẻ bị bắt nạt, cha mẹ thông minh sẽ không dạy con nói "không sao", mà sẽ trấn an cảm xúc của trẻ, hiểu và thông cảm với con cái, và để cho trẻ hiểu rằng bị bắt nạt không phải là lỗi của chúng, cho trẻ sự khẳng định và hỗ trợ đầy đủ, sau đó tiếp tục truyền cảm hứng cho trẻ tự giải quyết vấn đề, dạy trẻ "không gây rắc rối, cũng không sợ đụng chuyện".