3. Một người mẹ không có tâm lý tranh giành, so sánh
Sở dĩ trẻ nảy sinh tâm lý so sánh là do chúng bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài. Ngoài những tương phản tinh tế được hình thành giữa những đứa trẻ, thì sự ảnh hưởng cũng đến rất nhiều từ cha mẹ. Nếu trẻ có người mẹ thích so sánh thì sau này tính cách, tâm lý cũng bị ảnh hưởng.
Cha mẹ phải thiết lập một hình ảnh tốt và đừng để con cái học theo những khuyết điểm của mình.
4. Người mẹ trung thực, giữ chữ tín
Chính trực là nền tảng làm người. Muốn giáo dục con tốt thì cha mẹ phải dạy con cách đối nhân xử thế. Ở trường thầy cô chỉ dạy kiến thức sách giáo khoa nên chính cha mẹ mới thực sự dạy con nên người. Trung thực và đáng tin cậy là hai phẩm chất rất quan trọng. Vì vậy, có một người mẹ trung thực sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển sau này của đứa trẻ.
Trong cuộc sống, nếu cha mẹ không làm được thì đừng hứa với con một cách dễ dàng. Một khi đã hứa phải cố gắng hết sức để hoàn thành những gì đã hứa, đừng để con cái mất niềm tin.
5. Người mẹ giỏi giao tiếp
Cuộc sống sẽ không tránh khỏi những lúc xích mích, tranh cãi. Người mẹ khôn ngoan sẽ chọn cách trao đổi, chỉ ra chỗ sai và góp ý cho con sửa đổi. Trong khi đó, người mẹ thiếu hiểu biết sẽ mù quáng trách mắng con. Hành động này sẽ khiến trẻ nảy sinh tâm lý từ chối, không hiểu mình sai ở đâu và cũng không muốn tiếp nhận lời nói của cha mẹ. Nó cũng khiến khoảng cách giữa cha mẹ con cái bị đẩy ra xa.
Đối với một số trẻ nhút nhát, sự giao tiếp của cha mẹ đặc biệt quan trọng. Vì vậy, dù trẻ nhận được giải thưởng hay bị phê bình thì cũng cần giao tiếp và trao đổi với trẻ nhiều hơn, chỉ có như vậy chúng ta mới có thể hiểu rõ hơn về trẻ.
Link gốc: https://phunuvietnam.vn/con-cai-duoc-nuoi-day-boi-5-nguoi-me-nay-se-co-tri-thong-minh-cao-thu-xem-ban-co-thuoc-kieu-me-vang-muoi-nay-khong-22202220720277111.htm
Theo ttvn.vn