Con gái sợ hãi vì làm em ngã, bà mẹ có cách xử lý tinh tế thay đổi cả cuộc đời con

(lamchame.vn) - Ngoài trau dồi kiến thức, có một kỹ năng vô cùng quan trọng quyết định thành bại của trẻ, cha mẹ cần lưu ý.

Làm thế nào để nuôi dưỡng khả năng làm quen với sự thất vọng của trẻ?

Học cách từ chối trẻ một cách thích hợp 

Luôn đáp ứng mọi nhu cầu không phải là yêu con mà cha mẹ đang nhân danh tình yêu để cản trở sự phát triển của trẻ. Thỉnh thoảng nói "không" là cách giúp con làm quen và vượt qua cảm giác thất vọng, tránh sinh tâm lý "đòi gì được nấy". 

Tuy nhiên, cũng như người lớn, trẻ rất quan tâm đến lý do. Vì vậy, thay vì nói "Không, đừng động vào nó", bạn hãy giải thích: "Đó không phải đồ chơi nên chúng ta sẽ để nó nằm yên trên kệ. Nó rất dễ vỡ nếu chúng ta chạm vào hoặc lấy ra chơi". Khi trẻ đòi hỏi mua một thứ gì đó hay làm một việc gì đó, bố mẹ hãy với trẻ: "Bố/mẹ biết con muốn thứ đồ chơi này (hoặc làm việc này) nhưng hãy suy nghĩ kỹ vì sao con muốn nó, nó có thực sự tốt không? Sau đó chúng ta sẽ cùng cân nhắc xem nhé".

Buông tay con ra

Cha mẹ hãy lùi lại phía sau để con tự lựa chọn và chịu trách nhiệm cho những việc chúng có thể đảm nhiệm. Mỗi thử thách nhỏ con tự mình tìm cách vượt qua sẽ là một cơ hội để con phát triển kỹ năng, học cách tin tưởng vào phán đoán của mình, chịu trách nhiệm với các lựa chọn và đối mặt với các tình huống khó khăn. Hãy để trẻ rủi ro và sai lầm, đó là cách duy nhất để học và trưởng thành. 

Tuy nhiên, sau khi đã nỗ lực mà con bạn vẫn làm việc gì đó không hiệu quả thì cha mẹ cần dạy chúng biết rằng từ bỏ hay chấp nhận thất bại là hoàn toàn có thể chấp nhận được. Học cách thất bại thật nhanh, tìm hiểu nguyên nhân, nhanh chóng thừa nhận thất bại, điều đó thể hiện sự khôn ngoan.

Hướng dẫn trẻ một cách chính xác để đối mặt với những thất bại

Khi một đứa trẻ gặp thất bại, đừng nói với con rằng chẳng có gì quan trọng, thay vào đó, hãy chấp nhận nỗi thất vọng của trẻ.

Ôm con và cho con biết rằng cha mẹ biết con đang hụt hẫng, lo lắng. Ngoài ra, cha mẹ cố gắng không phản ứng thái quá, đồng thời khen ngợi con đã làm rất tốt bằng một số câu nhẹ nhàng như: "Tốt rồi con yêu. Không có điều gì tồi tệ xảy ra cả. Bố mẹ đều biết con đã cố gắng hết sức". Khi đứa trẻ ổn định tâm trạng, hướng dẫn con đúng cách. Cho con biết, thất bại không đáng sợ, quan trọng là chúng ta dùng tâm thế nào để đối mặt với nó.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU