Thời gian ăn Tết Trung Quốc và Việt Nam
Tết Trung Quốc và Việt Nam dù chính thức diễn ra vào đầu năm âm lịch nhưng đợt Tết lại khác nhau. Trung Quốc là nước có đợt nghỉ Tết dài nhất trong số những nước ăn Tết âm khi ăn Tết từ mùng 8 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng. Việt Nam chỉ ăn tết khoảng hơn một tuần, có thể tình từ ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) đến khoảng 5 tháng Giêng.
Theo lịch nghỉ Tết năm nay, Việt Nam nghỉ từ 28 tháng Chạp đến hết mồng 6 tháng Giêng.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Nguồn gốc Tết Việt Nam xuất phát từ nền văn minh lúa nước coi trọng tiết khởi đầu của chu kì canh tác trong một năm.
Tết Trung Quốc bắt nguồn từ truyền thuyết chống lại quái vật Niên chuyên quấy phá người dân. Do vậy, khi Tết đến, người Trung Quốc thường treo đèn lồng đỏ, dán chữ đỏ để xua đuổi quái vật này.
Các phong tục ngày Tết
Tết Trung Quốc và Việt Nam có một số khác biệt. Trong khi người Việt có phong tục xông đất và trồng cây nêu trước nhà ngày Tết để xua đuổi những tà ma quấy nhiễu gia chủ.
Các gia đình Trung Quốc treo chữ Phúc ngược trên giấy đỏ để mang phúc đến nhà. Trong tiếng Hán, “Phúc ngược“ đồng âm với từ “Phúc đáo” có nghĩa là Phúc đến, may mắn đến.
Cây nêu được dựng vào ngày Tết ở gia đình Việt. |
Hoa ngày Tết
Trong mỗi dịp Tết, hoa đào, hoa mai là những loại hoa không thể thiếu trong nhiều gia đình Việt. Những năm gần đây, họ còn trang trí nhà cửa bằng nhiều loại hoa và cây cảnh khác như cây quất, buổi, cam với hy vọng sẽ có năm mới may mắn, thịnh vượng.
Người Việt thích trưng đào, mai... vào Tết. |
Ở Trung Quốc, mọi người thường thích đặt trong nhà hoa mơ (cầu may mắn), hoa thủy tin (tài lộc), cây cà tím (chữa lành mọi vết thương).
Món ăn ngày Tết
Trong khi món ăn ngày Tết ở Việt Nam là bánh chưng, bánh giày, bánh tét thì người Trung Quốc thường ăn các món như cá, bánh cảo, há cáo, mì Trung Hoa, hạt dưa và mỗi món ăn này đều được cho là mang lại tài lộc, sức khỏe, may mắn cho năm mới.
Theo sohuutritue.net.vn