Bà Lộ là một người phụ nữ nghèo khổ sống vô gia cư, năm 51 tuổi bà phát hiện ra bản thân bị ung thư cổ tử cung. Mọi người đều cho rằng người phụ nữ này chỉ có thể nằm trên giường bệnh chờ tử thần đến cướp đi sinh mạng. Tuy nhiên trái ngược lại với suy nghĩ của mọi người, bà vẫn sống khoẻ mạnh đến năm 90 tuổi.
Vậy nguyên nhân nào khiến bà chống chọi được với bệnh tật và vượt lên số mệnh?
Ảnh minh hoạ: Bà Lộ phát hiện ra mình bị ung thư
Sau khi phát hiện ra mình mắc ung thư cổ tử cung, tâm trạng của bà Lộ thay đổi đột ngột. Trước đó bà luôn sống trong trạng thái thuận theo số mệnh, tuy nhiên từ lúc biết mình bị ung thư, lần đầu tiên trong đời bà có suy nghĩ muốn phản kháng lại số mệnh.
Bà tự kiểm điểm lại bản thân mình, bà ý thức được bản thân trước đây luôn sống trong tâm trạng tự ti, bất an, tức giận, bực bội. Tất cả điều này đều có khả năng là nguồn cơn dẫn đến căn bệnh ung thư của bà.
Vì vậy nên bà đã thay đổi và điều chỉnh tâm trạng của mình. Đầu tiên, bà đến bệnh viện để bác sĩ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u. Sau đó, bà bắt đầu tìm đọc và nghiên cứu các tài liệu về điều trị ung thư. Sau khi nghiên cứu kỹ lý thuyết, bà mới tiến hành các biện pháp trị liệu tương ứng. Trải qua 6 tháng điều trị, khối u của bà đã biến mất và sống khoẻ mạnh đến 90 tuổi.
Câu chuyện của bà truyền cảm hứng cho nhiều bệnh nhân đang điều trị ung thư nhưng cũng đặt ra một câu hỏi: Tại sao có người có thể chiến thắng căn bệnh ung thư, có người lại không thể chống chọi được?
Hiện nay ung thư đã trở thành chủ đề được xã hội quan tâm, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng cao. Có người mắc bệnh ung thư vài tháng thì đã qua đời, có người lại giống như bà Lộ, sau khi được chẩn đoán mắc ung thư, trải qua quá trình điều trị, cuối cùng còn sống lâu trăm tuổi.
Lý do dẫn đến sự khác biệt như vậy là gì?
Thứ nhất, loại bệnh ung thư khác nhau
Có rất nhiều nguyên nhân quyết định khả năng hồi phục của bệnh nhân nhưng loại bệnh ung thư có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục của người bệnh.
Ví dụ như ung thư tuyến giáp có thể chia ra làm các loại hình như ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang, ung thư tuyến giáp thể tuỷ. Loại hình khác nhau, tiên lượng bệnh cũng khác nhau. Loại đầu là loại dễ gặp nhất, tiên lượng cũng tốt nhất, tỷ lệ người mắc có thể sống thêm khoảng từ 5-10 năm đạt hơn 95%, còn loại cuối cùng có tiên lượng kém nhất, chưa có phương pháp điều trị lâm sàng hữu hiệu.
Ảnh minh hoạ: Loại bệnh ung thư ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hồi phục
Trước mắt tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư tuyến giáp vẫn khá cao tuy nhiên không phải loại bệnh ung thư nào cũng có tỷ lệ sống sót cao như vậy. Ví dụ như ung thư tuyến tuỵ có tỷ lệ sống sót rất thấp. Cho dù người bệnh phát hiện sớm từ giai đoạn 1 và tiến hành phẫu thuật thì cũng chỉ sống thêm được từ 1-2 năm nữa, nếu người bệnh mắc ung thư giai đoạn cuối thì chỉ sống thêm được nhiều nhất là 3 tháng.
Vì thế mắc loại ung thư khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỉ lệ sống sót của người bệnh.
Thứ hai, tình trạng cơ thể khác nhau
Tình trạng cơ thể khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tỷ lệ sống sót của người bệnh.
Điều trị ung thư là phương thức tiến hành trị liệu toàn diện, đối với nhiều người bệnh bác sĩ không chỉ tiến hành phẫu thuật mà còn phải tiến hành một số phương pháp hoá trị, xạ trị. Nếu như thể chất và sức khoẻ của người bệnh không đạt yêu cầu thì không thể tiến hành các phương pháp điều trị, không thể tiêu diệt các tế bào ung thư vì vậy các tế bào ung thư sẽ di căn và ảnh hưởng đến thời gian sống của người bệnh.
Thứ ba, tâm trạng của các bệnh nhân khác nhau
Tâm trạng của người bệnh cũng là yếu tố then chốt quyết định thời gian sống của họ. Nếu bạn để ý sẽ phát hiện ra những người chữa khỏi ung thư thường là những người có ý chí kiên cường, có tinh thần lạc quan, luôn tích cực điều trị cùng bác sĩ, bà Lộ chính là một ví dụ điển hình.
Ảnh minh hoạ: Tâm trạng ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư
Nếu bạn có tâm trạng tiêu cực, cả ngày sợ hãi, buồn bã, lo lắng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị cuối cùng ảnh hưởng đến tuổi thọ của mình. Đây cũng là một trong những lý do tại sao bác sĩ luôn nói rằng bệnh nhân tử vong do bị doạ sợ chứ không tử vong vì bệnh.
Thứ tư, thói quen sống khác nhau
Khi điều trị ung thư, ngoài việc phải tích cực phối hợp điều trị còn phải chú trọng cải thiện các thói quen xấu trong cuộc sống. Để quá trình điều trị và phục hồi đạt hiệu quả tốt người bệnh cần tránh xa rượu bia thuốc lá, tập thể dục thường xuyên, cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, đến bệnh viện kiểm tra định kỳ, hiểu rõ tình trạng hồi phục của bản thân. Đặc biệt, người bệnh nên duy trì thói quen đi khám định kỳ, thói quen này sẽ giúp họ nắm rõ tình trạng bệnh của bản thân cũng như phát hiện các bệnh mới và có hướng điều trị kịp thời.
Tóm lại, mỗi người sẽ có tình trạng sức khoẻ khác nhau, vì vậy kết quả điều trị cũng khác nhau. Điều duy nhất chúng ta có thể làm là để bác sĩ tiến hành thăm khám và đề ra các phương án điều trị thích hợp, tích cực phối hợp điều trị để nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh.
Link gốc: https://doanhnghieptiepthi.vn/cung-mac-ung-thu-vi-sao-nguoi-song-tram-tuoi-nguoi-tu-vong-som-4-khac-la-cau-tra-loi-161211112123348883.htm
Theo ttvn.vn