"Cười té ghế" với màn làm giá đỗ chỉ thấy đầu phình to - cọng tong teo, thân cũn cỡn, chị em liền chỉ ra 1001 lỗi sai!

Dù chị gái đã theo đúng các thao tác làm giá đỗ, nhưng kết quả lại khiến dân mạng được trận cười 'vỡ bụng'.

 

4. Cho giá đỗ uống nước

Mỗi ngày cho giá uống nước 3 lần (cách nhau khoảng 8 giờ) bằng cách đổ nước ngập mặt giá. Thời gian cho uống nước từ 25 – 30 phút, sau đó phải để ráo hết nước đi, nếu không sẽ bị úng giá và bị thối.

5. Không cho giá đỗ tiếp xúc với ánh sáng

Giá đỗ cần phải để trong bóng tối thì mới trắng. Nếu để ở ngoài sáng, giá sẽ chuyển sang màu xanh vàng, hoặc màu tím nhạt. Khi ăn giá đỗ có vị hơi đắng. Nếu nhà không có phòng tối hoàn toàn thì chị em có thể phủ một chiếc túi nilon màu đen lên trên. Không được phủ quá kín làm giá đỗ không thở được và chết.

6. Tại sao làm giá đỗ bị nhiều rễ?

Nguyên nhân là do không đặt ở chỗ tối và kín, giá đỗ bị ánh sáng vào khiến đỗ mọc nhanh và còi cọc.

Cung cấp nước thường xuyên cho giá đỗ là việc làm cần thiết. Tuy nhiên có thể do bạn tưới nước không đúng cách khiến cho nước chảy quá nhanh và không thể đọng lại cho mầm đậu hút vào nuôi thân.

Khi bắt đầu nảy mầm, giá đỗ cần phải được nén tốt. Nếu giá đỗ có nhiều rễ đồng thời không được mập như mong muốn thì rất có thể quá trình nén chưa được đảm bảo. Nguyên tắc cơ bản là giá đỗ cần được nén chặt để phần thân giá phát triển chứ không phải rễ và lá mầm.

7. Tại sao làm giá đỗ bị úng và hỏng

Nguyên nhân chính là giá đỗ bị ngập nước với 3 lý do:

+ Khăn lót phía dưới đáy rổ quá dày hoặc loại vải không thoát nước.

+ Khoảng cách thau chậu hứng nước chảy xuống từ rổ làm giá đỗ quá thấp, khiến rổ giá đỗ bị ngâm nước gây úng thối.

+ Do rải hạt đỗ quá dày và nhiều.


Trên đây là 1 số sai lầm và lưu ý khi làm giá đỗ tại nhà. Chị em cũng có thể tham khảo cách làm giá đỗ tại đây.

Chúc chị em thành công và tránh được các sai lầm khi làm giá đỗ nhé!

(Bài viết dựa trên chia sẻ của tác giả Phan Anh đóng góp cho nhóm Yêu Bếp (Esheep Kitchen Family)

 

 

Theo afamily.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU