Đã có trẻ bị bỏng do ăn mì trên máy bay: Những lưu ý cho trẻ ăn uống khi đi máy bay, ô tô cha mẹ cần biết

Chủ tài khoản facebook lưu ý tuyệt đối không nên gọi những món ăn có sử dụng nước sôi như mì tôm để phòng tránh bỏng cho trẻ nhỏ.

Đã có trẻ bị bỏng do ăn mì tôm trên máy bay

Mới đây, chia sẻ về hành khách trẻ em bị bỏng nặng khi ăn mì tôm trên máy bay khiến nhiều phụ huynh không khỏi e ngại. Hành động ăn uống trên máy bay là chuyện bình thường, được nhân viên phục vụ tận nơi. Tuy nhiên, với những món ăn cần đến việc sử dụng nước sôi như pha chế mì tôm, nhất là cho trẻ nhỏ ăn thì rõ ràng lại là điều cần cảnh giác cao độ.

Trong không gian máy bay chật hẹp, nếu trẻ bị bỏng khó có thể sơ cứu đầy đủ các bước cũng như hành trình chuyến bay có thể kéo dài, không vào bệnh viện sớm được. Vì vậy, chủ tài khoản facebook lưu ý tuyệt đối không nên gọi những món ăn có sử dụng nước sôi như mì tôm để phòng tránh bỏng cho trẻ nhỏ.

Mới đây, chia sẻ về hành khách trẻ em bị bỏng nặng khi ăn mì tôm trên máy bay khiến nhiều phụ huynh không khỏi e ngại.

Trong trường hợp cấp bách, bạn có thể sơ cứu khẩn cấp cho bé như sau:

- Lột bỏ quần áo bị dính nước nóng. Nếu quần áo dính vào da thịt thì phải dùng kéo cắt để tránh bị lột da của trẻ.

- Đưa trẻ vào nhà vệ sinh dội nước mát lên vùng bị bỏng càng nhiều càng tốt nhưng không được dùng nước đá.

- Gọi tiếp viên yêu cầu hỗ trợ, sắp xếp được ngồi gần cửa ra máy bay. Khi hạ cánh được xuống càng sớm càng tốt để đưa trẻ đi bệnh viện.

Chủ tài khoản facebook lưu ý tuyệt đối không nên gọi những món ăn có sử dụng nước sôi như mì tôm để phòng tránh bỏng cho trẻ nhỏ.

Những lưu ý cho trẻ ăn uống khi đi máy bay, ô tô và các phương tiện giao thông khác

Ngoài nguy cơ trẻ bị bỏng khi ăn mì tôm hay bất cứ loại thực phẩm nào cần dùng đến nước nóng, nước đun sôi… trên máy bay, ô tô hay bất kì phương tiện giao thông nào, con bạn còn có thể gặp nhiều tai họa trời ơi khác khi ăn uống ở những nơi chồng chềnh, không gian chật hẹp này. Do đó, khi cho trẻ ăn uống trên máy bay, ô tô… cha mẹ cần chú ý những điểm sau:

- Mang nhiều đồ ăn nhẹ, trái cây, sữa mà trẻ thích, đồ chơi và đặc biệt là tã, thật nhiều tã cho chuyến đi đường dài. Chúng sẽ rất cần thiết cho chuyến đi của bạn, đặc biệt khi bạn không thể biết chuyến đi có bị hoãn, bị kéo dài hay xảy ra sự cố gì không… Khi những sự cố xảy ra, con bạn sẽ gào khóc đòi ăn trong khi bạn không cầm theo thứ gì thì đúng là thảm họa.

Mang nhiều đồ ăn nhẹ, trái cây, sữa mà trẻ thích thay vì phải mua trên chuyến đi.

- Mang theo kẹo và chút đồ chơi nhỏ gọn cho trẻ. Trẻ thường nghịch ngợm và khó chịu khi ngồi trong nơi chật hẹp có thắt dây an toàn. Trong tình huống này, bất ngờ đưa cho con một thanh kẹo to đầy màu sắc hoặc món đồ chơi yêu thích sẽ giúp trẻ quên đi bất mãn, vui vẻ lại.

- Khi đi máy bay cần cho trẻ uống nước hoặc sữa lúc cất cánh và hạ cánh. Đây là những thời điểm gây ù tai, khiến trẻ nhỏ hoảng sợ. Việc cho uống nước lọc hoặc sữa lúc này sẽ giúp trẻ điều chỉnh với áp lực trong máy bay. Ngay cả trong lúc bay, nếu cha mẹ cảm thấy bản thân bị ù tai thì cũng cần lưu ý tới trẻ.

- Luôn quan sát kỹ trẻ xem trẻ có tự ý ăn gì dù đó là đồ ăn thức uống quen thuộc của trẻ. Khi đi đường dài có thể gặp thời tiết xấu, đường khó đi… có thể khiến con bị hóc, nôn... Do đó, ngay khi thấy con có ý định ăn uống ở những đoạn đường xấu cần ngăn lại và dỗ dành.

Sơ cứu khi trẻ bị bỏng đúng cách

Bỏng ở mức độ 1: Da đỏ, đau, sưng nhẹ, vết bỏng trở thành màu trắng khi ấn lên và da trên vết bỏng thường lột sau 1-2 ngày

- Ngâm vết bỏng vào nước lạnh ít nhất 5 phút, sau đó thoa lên vết bỏng một lớp kem dưỡng da có tác dụng bảo vệ, làm lành da như lô hội, thuốc mỡ kháng sinh.

- Sử dụng băng gạc nhẹ nhàng quấn lỏng quanh vết bỏng. Có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau để cảm thấy dễ chịu hơn.

Bỏng ở mức độ 2: Vết bỏng dày hơn, da rất đỏ, sưng nhiều, loang lổ, nạn nhân cảm thấy rất đau và xuất hiện mụn nước trên da

- Ngâm vết bỏng vào nước ít nhất 15 phút. Có thể đắp vải ướt nhúng nước lạnh lên vết bỏng nhỏ 2-3 phút mỗi ngày, sau đó thoa thuốc mỡ kháng sinh.

- Sử dụng băng gạc khô băng vết bỏng. Chú ý rửa sạch tay trước khi rửa vết bỏng.

Bỏng ở mức độ 3: Bỏng diễn ra trên vùng rộng, gây tổn thương cho tất cả các lớp da, da chuyển màu trắng hoặc cháy xém

- Loại bỏ vải vóc, trang phục… dính ở khu vực vết bỏng, không sử dụng nhúng vết bỏng vào nước hay bất cứ loại thuốc nào bôi lên vết bỏng.

- Nâng phần bị bỏng lên cao hơn tim, có thể băng bằng băng ẩm, mát, sạch.

- Có thể bỏ qua bước hai, nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện ngay lập tức.

Lưu ý: Sau đó đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

 

Theo Helino

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU