Cải cúc - Loại rau cần bổ sung ngay khi tiết trời chuyển lạnh đột ngột
Mặc dù đã bước sang giữa tháng 4 nhưng tiết trời thỉnh thoảng chuyển lạnh bất thường vẫn cứ bám lấy chúng ta. Nhất là trong những ngày gần đây, trời chuyển lạnh đột ngột làm nhiều người đang thực hiện cách ly xã hội bắt buộc chỉ ở trong nhà càng thêm bí bách. Điều này làm gia tăng hiện tượng đau nhức đầu do thời tiết, do căng thẳng... khiến bạn không thể vui vẻ tập trung làm bất cứ việc gì.
Đừng vội vàng tìm đến thuốc uống tạm thời, việc bổ sung thực phẩm có khả năng chữa bệnh sẽ hữu ích trong hoàn cảnh này. Và một trong những loại rau mà bạn nên thêm vào chế độ ăn lúc này chính là rau cải cúc .
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), cải cúc có nhiều tên gọi khác nhau như tần ô, cải cúc, cúc tần ô, rau tần ô, đồng cao, xuân cúc, có tên khoa học Glebionis coronaria, họ cúc (Asteraceae).
Trong Đông y, cải cúc có vị ngọt nhạt, hơi đắng, the, mùi thơm, tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm... được xem như một loại rau giúp khai vị giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, trừ đờm, tán phong nhiệt... Chưa hết, loại rau này còn có tác dụng bình can bổ thận; trị chứng hồi hộp, tim đập mạnh, đánh trống ngực, mất ngủ, tâm phiền bất an…
Nghiên cứu trong y học hiện đại cũng cho thấy công dụng của rau cải cúc không chỉ có ý nghĩa về thực phẩm mà còn là thuốc chữa bệnh cực tốt. Trung bình một cây cải cúc nhỏ bé có chứa đến 1,85% protid, 2,57% glucid, 0,43% lipid và các axit amin, lysin, chất xơ… và nhiều vitamin quan trọng.
Nghiên cứu trong y học hiện đại cũng cho thấy công dụng của rau cải cúc không chỉ có ý nghĩa về thực phẩm mà còn là thuốc chữa bệnh cực tốt.
Rau cải cúc chữa bệnh: Không chỉ là chữa đau đầu, ho khi tiết trời lạnh đột ngột!
Theo lương y Bùi Hồng Minh , có một số bài thuốc chữa bệnh thường gặp từ rau cải cúc rất dễ làm, dễ thực hiện sau:
- Chữa ho không dứt: 150g rau cải cúc, 200g phổi lợn. Tất cả đem rửa sạch, thái nhỏ thành miếng, sau đó đem nấu thành canh ăn cùng cơm. Mỗi liệu trình ăn trong 3-4 ngày liên tục. Chú ý khi mua phổi lợn cần chọn phổi tươi sạch, phổi còn đỏ và các bong bóng nhỏ lộ rõ vẻ tươi ngon. Không chọn phổi đã ươn, phổi lợn có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Rau cải cúc không chỉ chữa đau đầu, ho khi tiết trời lạnh đột ngột.
- Giải cảm do trời lạnh đột ngột: Bạn nấu cháo chín nhừ, sau đó lấy 150g cải cúc tươi đem rửa sạch, ấn vào chiếc bát, đổ cháo lên trên rồi trộn đều và ăn. Cháo nóng kết hợp với vị cải cúc bốc hơi sẽ giúp giải cảm lạnh hiệu quả.
- Đối tượng bị lạnh bụng, cần ôn ấm tì vị: Vào ngày lạnh, nếu bạn bỗng nhiên đi ngoài dạng lỏng hoặc tiêu chảy thì đó có thể là biểu hiện của bụng, dạ dày bị lạnh. Hãy sử dụng cải cúc để nấu canh ăn hàng ngày sẽ giúp ôn ấm tì vị. Ăn liên tục trong 3-5 ngày để có tác dụng tốt nhất.
- Chữa nhức đầu kinh niên: Lấy toàn bộ cây cải cúc già đem nấu lấy nước uống. Trước khi đi ngủ hoặc thấy nhức đầu, dùng lá cải cúc hơ ấm chườm đắp lên đỉnh đầu và hai bên thái dương vào buổi tối trước khi đi ngủ cũng sẽ đem lại công dụng chữa đau đầu lâu năm hiệu quả.
- Hạ huyết áp: Bạn đem ép cải cúc lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Món thuốc này đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
Bạn đem ép cải cúc lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều. Món thuốc này đặc biệt thích hợp với những người bị cao huyết áp có kèm theo đau và nặng đầu.
Đây cũng chính là bài thuốc chữa bệnh cao huyết áp từ rau cải cúc được BS Hoàng Khánh Toàn (chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Quân đội Trung ương 108) khuyên dùng. Vị chuyên gia này cho biết, cải cúc là loại rau thông dụng, chứa nhiều axit amin và tinh dầu, có tác dụng làm thanh sáng đầu óc và giáng áp. Do đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng loại rau này nếu muốn giảm huyết áp hiệu quả vào mùa lạnh.
Lưu ý: Mặc dù cải cúc rất tốt cho sức khỏe, có thể chữa được nhiều bệnh nhưng với đặc tính vốn có, những người có thể trạng hư hàn, lạnh bụng, tiêu chảy thì cần hạn chế ăn.
Theo Tri Thức Trẻ