Đối tượng mà chúng đổ lỗi có thể là xuất thân, hoặc nhiều khả năng là cha mẹ, người đã không cho chúng một hoàn cảnh xuất thân tốt.
Cuốn sách "Kỷ luật tích cực" khi nói về việc nuôi dưỡng sự đồng cảm ở trẻ đã đề cập rằng khi trẻ ngã xuống đất, chúng ta không chỉ nên an ủi trẻ mà còn phải vỗ sàn an ủi mình cùng trẻ. Nếu ngay từ nhỏ đứa trẻ đã biết rằng khi ngã cũng ảnh hưởng đến người (hoặc vật) khác, bé sẽ phát triển sự đồng cảm và thấu hiểu người khác từ sự đồng cảm đó.
Chỉ bằng cách để đứa trẻ có can đảm chịu trách nhiệm, chúng mới không trốn tránh một cách mù quáng và bao biện, thậm chí đổ lỗi cho người khác. Thay vào đó, trẻ sẽ đúc kết kinh nghiệm trong những sai lầm và tiếp tục phát triển. Khi đứa trẻ lớn lên, chúng cũng có thể đảm nhận những trách nhiệm thuộc về mình. Trách nhiệm này có thể là làm cha mẹ, làm con cái, hoặc là một thành viên của xã hội. Có những đứa con biết chịu trách nhiệm là điều cha mẹ tự hào nhất.