Dây rốn quấn quanh cổ thai nhi là một tình trạng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, trong lần khám thai trước, bác sĩ đã khuyên cô rằng việc chạm vào bụng quá nhiều trong 3 tháng cuối của thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ dây rốn quấn quanh cổ em bé. Cô vẫn biết điều đó nhưng lại không nhịn được mà tiếp tục sờ vào bụng mình thường xuyên.
Cô yêu thích cảm giác "mẹ và con" này đến nỗi quên mất lời cảnh báo của bác sĩ và bỏ qua những hậu quả có thể xảy ra.
Người chồng cũng có chút lo lắng về điều này nhưng nhìn thấy tình mẫu tử tràn đầy của vợ, anh không nỡ làm phiền cô quá nhiều. Anh thỉnh thoảng chỉ quan tâm vài lời, nhắc nhở vợ đừng vuốt ve bụng mình nhiều.
Cuối cùng khi cô mang thai được 36 tuần, bác sĩ khuyên cô nên chuẩn bị nhập viện để sinh con.
Đến ngày tái khám định kỳ, cô tin rằng thai kỳ của mình rất tốt nên em bé sẽ rất khỏe mạnh. Thế nhưng, khi siêu âm sắc mặt bác sĩ trở nên nghiêm trọng.
"Dây rốn quấn quanh cổ thai nhi, khoảng 2 lần rưỡi. Hơn nữa, trong 2 ngày qua, cử động của thai nhi đã yếu đi đáng kể, cần phải chú ý", bác sĩ cau mày nói.
"Vậy bây giờ chúng ta cần phải làm gì? Có nguy hiểm gì không bác sĩ?", cô lo lắng hỏi.
Trên màn hình siêu âm, cô nhìn thấy dây rốn quả thực đã quấn quanh cổ thai nhi, dây rốn có màu hơi tím. Cô nhận ra mức độ nghiêm trọng của tình hình nên bất giác che miệng lại.
Bác sĩ suy nghĩ một lúc rồi nói: "Tình hình hiện tại tôi đề nghị nên mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho em bé. Nếu cứ khăng khăng đòi sinh tự nhiên, dây rốn quấn quanh cổ có thể gây ra tình trạng em bé thiếu oxy trầm trọng hơn".
Shanshan lập tức gật đầu đồng ý, cô không quan tâm đến bản thân mình, cô chỉ muốn đảm bảo an toàn cho em bé. Trong lúc cô đang suy nghĩ lung tung, tay cô tự nhiên chạm vào bụng mình, muốn cảm nhận chuyển động của đứa bé. Điều này đã trở thành phản xạ có điều kiện của cô.
Bác sĩ nhìn thấy cử động của cô, nhẹ nhàng nhắc nhở: "Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tốt nhất bạn không nên chạm vào bụng thường xuyên, vì điều này có thể khiến dây rốn quấn quanh cổ em bé".
Shanshan giật mình, nhanh chóng thu tay lại, sau đó mới nhận ra rằng có thể mình đã "làm hại" đứa bé theo cách này. Cô cúi đầu cảm thấy tội lỗi, nước mắt cứ không ngừng chảy xuống.
Cô cứ tự trách mình, nếu nghe theo lời khuyên của bác sĩ và ngừng sờ bụng thường xuyên thì có lẽ cô đã không khiến con mình gặp nguy hiểm như vậy. Bác sĩ thấy cô tự trách mình liền an ủi: "Đừng tự trách mình, chuyện này rất bình thường. Điều quan trọng là chúng ta phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời. Mổ lấy thai ít ảnh hưởng tới cả thai nhi và mẹ nên đừng lo lắng".
Lời nói của bác sĩ đã giúp cô đã bình tĩnh lại một chút. Sau khi xuất viện, cô gọi điện cho chồng. Người chồng sau khi biết sự việc rất lo lắng và lập tức xin nghỉ phép.
---
Ngày hôm sau, dưới sự chăm sóc tận tình của các bác sĩ và y tá, Shanshan nhanh chóng được chuẩn bị cho ca phẫu thuật. Vài tiếng đồng hồ trôi qua, may mắn em bé chào đời bình an, đó là một bé trai khỏe mạnh.
Shanshan vui mừng đến trào nước mắt, cuối cùng cô cũng nhìn thấy con mình chào đời an toàn.
"Cảm ơn con đã đến thế giới của mẹ", cô thì thầm, đôi mắt ngập tràn những giọt nước mắt hạnh phúc.
Theo lời khuyên của bác sĩ, Shanshan nhanh chóng được xuất viện và về nhà nghỉ ngơi. Trải nghiệm sinh nở này khiến cô nhận ra nhiều bài học quý giá, cô hy vọng rằng những người mẹ khác đừng bao giờ bày tỏ tình yêu thương đối với con theo cách của cô vì nó sẽ gây hại cho em bé.