Nhiều phiên tòa đã bị trì hoãn khiến nạn nhân chịu không ít thiệt thòi.
Một vấn đề tồn tại khác là tỷ lệ kết án trong các vụ cưỡng hiếp là rất thấp. Theo dữ liệu từ Cục hồ sơ tội phạm quốc gia năm 2016, Ấn Độ có tỷ lệ kết án là 25,5% năm 2017. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự thiên vị của các công tố viên, các nhân chứng bị mua chuộc hoặc bị đe dọa và sự bất cẩn từ phía các thẩm phán xét xử. Trong các trường hợp khác, nạn nhân và hung thủ thường có thỏa hiệp không chính thức, ảnh hưởng đến quá trình kết án.
Nạn tham nhũng trong ngành tư pháp cũng khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Nhiều cơ quan công tố thường bỏ qua các quyền của nạn nhân khiến họ chỉ có thể bỏ cuộc. Nhiều gia đình cũng không ủng hộ các nạn nhân đấu tranh đòi công lý vì sợ bị kỳ thị và mất thể diện. Nhiều nạn nhân chua chát nói rằng phiên tòa xét xử cưỡng hiếp còn nhục nhã hơn cả việc bị cưỡng hiếp.
Có thể thấy, chính vì những lỗ hổng vẫn còn tồn tại trong hệ thống pháp lý cùng những định kiến xã hội vẫn còn đè nặng trong nhiều gia đình, các nạn nhân trong những vụ án xâm hại tình dục rơi vào vòng luẩn quẩn, không có lối thoát. Nhiều người còn bị cưỡng hiếp liên tục trong các vụ việc khác nhau nhưng tiếng nói công lý không đứng về phía họ khiến Ấn Độ mãi là nỗi khiếp đảm của phụ nữ, được biết đến là đất nước tràn ngập các vụ hiếp dâm.
Nguồn: Worldpoliticsreview
link gốc: http://afamily.vn/di-tim-loi-giai-cho-van-nan-hiep-dam-mai-hoanh-hanh-tai-an-do-khi-cong-ly-ngu-quen-va-nhung-mat-trai-giam-cam-nguoi-phu-nu-20191119175301305.chn