Điểm lại loạt vụ bạo lực học đường gây rúng động, chuyên gia nói thẳng: Đe dọa, đuổi học tạm thời không giải quyết được vấn đề

(lamchame.vn) - Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của nhiều gia đình, nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội.

Chuyên gia tham vấn tâm lý Ngô Minh Uy.

Trường học tôn trọng vai trò và đảm bảo các yêu cầu làm tâm lý học đường. Người đảm nhận công việc tham vấn nên chỉ chuyên tâm làm tham vấn chứ không cộng thêm các việc khác như giám thị hay khảo bài. Trường học tuyệt đối không có tư tưởng "mọi chuyện là do học sinh hư hỏng" mà đổi sang hướng tìm kiếm những cản trở và nâng đỡ học sinh. 

Người làm chuyên môn cần được hỗ trợ và tạo điều kiện để tham gia các hoạt động hội thảo hay nhận giám sát chuyên môn từ một cá nhân hay tổ chức đáng tin cậy. Khi sức khỏe tâm thần và hạnh phúc của mỗi người đều được nhận ra, được chăm sóc và trở thành ưu tiên hàng đầu, những ứng xử lệch chuẩn, những hành vi bạo lực trong xã hội sẽ giảm.

Bên cạnh đó, ông Uy nhận định, khi một trở ngại xuất hiện, cá nhân về cơ bản thấy ổn hay bất ổn có liên quan đến nhân cách của mình. Nhân cách ấy được nhào nặn từ hồi trong bào thai từ di truyền và từ cơ hội học tập rèn luyện của con.

Khả năng xử lý (Cảm xúc; Sự việc/vấn đề). Phần này liên quan đến các chương trình kỹ năng sống hay kỹ năng xã hội. Một trường học tốt cần nhấn mạnh đến việc huấn luyện đứa trẻ thành người có khả năng sống cho bản thân và sống tử tế với người khác. Điều này phải được hình thành trong quá trình giáo dục lâu dài, chứ không phải chỉ qua vài ba buổi hội thảo, ngoại khóa. Cần có hoạt động tư vấn trong suốt giai đoạn học đường của các em.

Cơ hội được lắng nghe hay vai trò người hỗ trợ. Nghe không phải chỉ câu chuyện mà còn nghe được những ước muốn và cảm xúc của đứa trẻ. Nhiều người lớn thiếu hẳn khả năng lắng nghe và đối thoại với con nên mọi xử lý đều ổn với họ nhưng không có được kết nối với con.

"Có thể đứa trẻ cảm thấy nỗ lực của mình không được lắng nghe, cảm thấy không ai có thể thấy việc mình đau khổ là quan trọng, vì vậy trẻ chọn cái chết. Một xã hội, một trường học, một gia đình khiến một đứa trẻ cho rằng không còn ai nghe hoặc hiểu được mình thì chứng tỏ hệ thống của chúng ta có vấn đề", ông Uy chia sẻ.

Cha mẹ, thầy cô cần dành thời gian gần gũi với trẻ để lắng nghe, phát hiện vấn đề của trẻ sớm nhất. Nguyên tắc là phải ưu tiên bảo vệ tính mạng cho trẻ trong tình huống cấp tính. Nếu thấy vấn đề tâm lý của trẻ nặng nề, có thể cho tạm nghỉ học và đưa đến các chuyên gia tâm lý, các bệnh viện để được tư vấn, hỗ trợ.

Ông Uy cũng cho rằng, quyết định tự tử liên quan rất lớn với nhận thức con người. Đặc biệt, với lứa tuổi vị thành niên nếu thiếu những mối quan hệ thân tình thì khả năng tự tử sẽ càng cao: "Ở lứa tuổi này, phản ứng về cảm xúc nhiều nhưng khả năng ra quyết định hợp lý chưa ở mức tối đa. Cho nên, trong trường hợp cảm xúc lên cao độ mà lý trí không đạt tới thì trẻ có thể chọn cách cực đoan. Đó là lý do những người lớn phải có sự hỗ trợ bên cạnh kịp thời".

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU