Đẩy cửa bước vào, anh ta quỳ trên đất và khàn giọng nói: "Bác sĩ ơi, cứu vợ tôi, xin hãy cứu cô ấy...". Các bác sĩ nhanh chóng kiểm tra người phụ nữ, cô ấy đã ở trong trạng thái hôn mê sâu và bất tỉnh.
Đó là biểu hiện của nhồi máu cơ tim cấp, bác sĩ lập tức đẩy bệnh nhân này vào phòng mổ, khi đang chuẩn bị cấp cứu thì bất ngờ cô gái bị rung nhĩ, tim ngừng đập. Dù các bác sĩ đã cố gắng hết sức để cứu chữa, nhưng cô gái vẫn không qua khỏi.
Người đàn ông ngồi xổm ở hành lang bệnh viện kêu gào trong đau đớn, không tin vào sự thật: "Không thể nào, làm sao có thể? Mình vừa mới cãi nhau mà, sao em có thể bỏ anh!".
Hóa ra người đàn ông này và người phụ nữ mới tử vong là một cặp vợ chồng trẻ, mới cưới nhau được hơn 2 năm và chưa có con. Được biết, 2 người thường hay cãi vã, tối hôm đó, 2 vợ chồng lại cãi nhau, khi giữa 2 người như nổ ra một "cuộc chiến dữ dội" thì người vợ bất ngờ ngã xuống đất và ôm ngực.
Thấy vậy, người chồng vội vàng đưa vợ đến bệnh viện và tất cả những sự việc nêu trên đã xảy ra.
Đây chỉ là 1 trong số 4 thời khắc sinh tử, dễ cướp đi mạng sống của con người nhất, mọi người nên chú ý.
4 thời khắc sinh tử trong cuộc sống, dễ bị nhồi máu cơ tim, đột tử
1. Lúc cực kỳ tức giận hoặc vui sướng tột độ
Trong tất cả các cảm xúc, huyết áp dao động do tức giận và phấn khích là rõ ràng nhất.
Khi con người có 2 cảm xúc này ở mức độ cực đại, tim đập nhanh và huyết áp tăng là điều không thể tránh khỏi, lúc này dễ xảy ra hiện tượng co thắt mạch, hoặc có thể bị tắc mạch. Từ đó gây ra tình trạng nhồi máu cơ tim cấp, có thể cướp đi mạng sống của con người bất cứ lúc nào, thậm chí nếu được cấp cứu kịp thời thì nó cũng có thể để lại nhiều di chứng không thể nào khắc phục được cho sức khỏe.
2. Đứng dậy đột ngột sau khi ngồi lâu
Bất kể bạn đang làm gì, cho dù bạn đang chơi bài hay đang làm việc, trước khi đứng dậy, bạn nên gõ nhẹ tay chân, hít thở sâu 2 lần, vận động cơ và xương, đồng thời đứng dậy càng chậm càng tốt.
Điều này là do việc đứng lên đột ngột sau khi ngồi lâu là thời điểm có nguy cơ cao khi cục máu đông rơi ra và gây tắc nghẽn mạch máu. Một cách cụ thể hơn thì bạn có thể hiểu rằng sự thay đổi vị trí cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự dao động của huyết áp, cũng như một loạt các yếu tố như tăng mỡ máu và xơ cứng động mạch.
3. Lúc 1 giờ sáng
Theo quan điểm của y học cổ truyền phương Đông, khoảng 1 giờ sáng là lúc dương khí suy yếu nhất, cơ thể dễ gặp nguy hiểm.
Y học hiện đại cho rằng lúc này huyết áp giảm, máu lưu thông chậm, nếu ăn tối quá nhiều mà lipid máu tăng cao bất thường thì hệ tim mạch sẽ có nguy cơ bị nghẽn mạch máu.
4. Thời gian làm việc dài
Người nghiện công việc là nhóm có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim và đột tử, một giây trước khi phát bệnh, họ thường hăng say làm việc trong một thời gian dài.
Nhưng trên thực tế, trái tim của cơ thể đang "nghiến chặt răng", nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng, tiết hormone mạnh… dẫn đến rối loạn nhịp tim và tạo cục huyết khối và dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
5 biểu hiện bất thường trong cơ thể, cảnh giác nhồi máu cơ tim
- Đau răng: Đau dữ dội nhưng vị trí đau không rõ ràng và không thể thuyên giảm bằng cách uống thuốc giảm đau nên đề phòng nhồi máu cơ tim
- Khó chịu đường tiêu hóa: Một số khó chịu đường tiêu hóa thoáng qua không rõ nguyên nhân như buồn nôn, trào ngược axit, ợ chua, nôn, đau vùng thượng vị, đầy bụng… xuất hiện nhiều lần và ngắt quãng khi lượng hoạt động thể chất nhiều thường cho thấy sắp xảy ra nhồi máu cơ tim cấp.
- Chợt đổ mồ hôi: Đột nhiên cảm thấy tức ngực, vã mồ hôi và khó chịu toàn thân. Hãy coi chừng nhồi máu cơ tim. Đổ mồ hôi lạnh là biểu hiện thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim, bạn đừng bỏ qua.
- Tức ngực bất thường: Giống như bị đá đè vào lồng ngực, nếu bạn cảm thấy khó thở, tức ngực nặng hơn bình thường và kéo dài, bạn phải kiểm tra tim mạch kịp thời.
- Thức dậy vào giữa đêm: Ngủ gật, tức ngực và cuối cùng là thức giấc giữa đêm, đây là tín hiệu nguy hiểm nhất. Nếu điều này xảy ra, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ vào ngày hôm sau.
Nguồn tham khảo và ảnh: Aboluowang, Health (Trung Quốc), Healthline
Theo kenh14.vn