Đột nhiên bị vỡ ối, mẹ bầu bình tĩnh xử lý theo cách này kẻo mất con đấy nhé

Không hiếm bà bầu chưa kịp ra máu báo đã vỡ ối bất thình lình. Những lúc thế này chắc hẳn ai mà chẳng hoảng loạn. Trang bị ngay cách xử trí nhanh dưới đây!

Hôm trước, em có đi thăm chị bạn làm cùng công ty mới sinh, nghe chuyện chị ấy kể mà em buồn cười quá các mẹ ạ. Chị này vốn dĩ bình thường đã tếu táo rồi, nghe chị ấy kể chuyện lại diễn tả biểu cảm hài hước nữa làm em không nhịn được cười.

Chị ấy kể, sáng hôm ấy, khi hai vợ chồng đang ra chợ ăn sáng thì bỗng nhiên, chị nghe bục một phát rồi nước tuôn xuống chân xối xả.

Hai vợ chồng chị chưa hết bàng hoàng thì bác bán cháo hét lên: “Đưa vợ đi đẻ nhanh lên, trời ôi, vỡ ối rồi kì”. Lúc đó, chồng chị đơ mất mấy giây rồi quay sang hỏi vợ: “Mình đẻ thật à? Hay là cố ăn hết bát chào, vào viện còn có sức mà đẻ?

Nghe chồng nói thế, ai xung quanh cũng bật cười với độ vô tư của chồng chị. May lúc đó, chị nhớ ra điều mà bác sĩ hay khám cho dặn dò trước đó nên chị không quá sợ. Bác sĩ cho biết, không hiếm các trường hợp mẹ bầu đã vỡ ối dù chưa ra máu báo hay dấu hiệu gì chuẩn bị sinh con. Nhiều mẹ hoảng loạn, không bình tĩnh xử lý có thể bị mất con trong tích tắc.

Dưới đây là những điều mẹ bầu cần lưu ý nếu vỡ ối sớm:

Vỡ ối có cảm giác như thế nào?

Cảm giác vỡ ối ở mỗi bà mẹ không giống nhau. Có người thấy bất ngờ khi một dòng nước chảy ra nhanh và mạnh, đột ngột tuôn ra từ đường âm đạo. Giống như một quả bóng nước bị vỡ nhưng chị em không hề thấy đau đớn rồi nhanh chóng thấy ẩm ướt phía dưới chân. Cảm giác này chính xác với cụm từ “vỡ chum” như nhiều người vẫn mô tả khi bà bầu chuẩn bị đi sinh.

Một số chị em lại chỉ thấy nước ối vỡ ra và chảy thành dòng nhỏ chầm chậm xuống dưới chân, nước chảy ra không quá nhanh cũng không quá chậm như rỉ nước ối.

Nhiều chị em khi có dấu hiệu ra dịch nhầy máu báo ở âm đạo hay cổ tử cung bắt đầu giãn mở đã được đưa vào viện để theo dõi chờ sinh. Lúc này bác sĩ sẽ yêu cầu thai phụ chuẩn bị đóng bỉm người lớn chờ thời điểm vỡ ối để tránh mất vệ sinh nơi phòng bệnh.

Xử trí đúng cách khi có dấu hiệu vỡ ối, rò ối

Vỡ ối không hoàn toàn là dấu hiệu của việc chuyển dạ, thai nhi chuẩn bị chào đời mà còn do nhiều nguyên nhân dựa trên mức độ phát triển của thai nhi. Tùy theo giai đoạn mang thai và tình trạng vỡ ối, rò ối sẽ có cách xử trí hợp lý.

Nếu thai nhi từ 37 tuần trở lên dấu hiệu vỡ ối cho thấy mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng vào viện vì các cơn co tử cung sẽ càng ngày đến gần.

Nếu vỡ ối khi thai nhi chưa đủ 37 tuần, cũng chưa có cơn chuyển dạ để tử cung đẩy thai nhi ra ngoài, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp kích sinh trong 24 giờ. Việc rò ối có thể gây thiểu ối, cạn ối, thai nhi không còn lớp màng bảo vệ dễ bị tổn thương khi tử cung co bóp hoặc người mẹ vận động. Thai cũng mất nguồn cung cấp dinh dưỡng và oxy có thể suy thai hoặc thai chết lưu. Bác sĩ có thể chỉ định cho thai phụ dùng thuốc nhằm ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng túi ối, giảm cơn co thắt giúp túi ối ổn định trong buồng tử cung nhằm kéo dài cho thai nhi phát triển thêm; hoặc bắt buộc mổ lấy thai khẩn cấp để cứu mẹ và con.

Nếu mẹ bầu vỡ ối sau tuần thai 23, đây là điều kém may mắn xảy ra với bất kỳ mẹ bầu nào bởi đó là dấu hiệu của các mẹ sắp sinh non. Khi hiện tượng này xuất hiện, việc đầu tiên cần làm là tới viện ngay lập tức. Sau khi thăm khám dựa vào tình hình sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ quyết định đẻ mổ hay không.

Nếu vỡ ối khi đang ở một mình, cần làm gì?

Bạn cần nhớ, vỡ ối có thể xảy ra bất kỳ khi nào, thậm chí lúc bạn đang ở văn phòng, đi siêu thị hay ở nhà. Đặc biệt, nếu mẹ bầu ở một mình và có dấu hiệu bị vỡ ối, hãy làm theo những chỉ dẫn dưới đây:

- Mẹ hãy hít thở sâu, bình tĩnh, lấy băng vệ sinh để xử lý trước. Nếu không có thể dùng khăn sạch thay thế. Gọi bạn bè, gia đình hay bất kỳ ai có thể tới giúp. Nếu thuận lợi, ngay lập tức gọi xe cấp cứu của bệnh viện.

- Trong lúc chờ đợi, hãy uống nhiều nước hoặc ăn hoa quả để tránh làm cho cơ thể bị mất nước. Luôn chuẩn bị sẵn sàng đồ đạc cho việc vượt cạn vì bạn có thể phải tới bệnh viện bất cứ khi nào.

- Để trấn an tinh thần, các mẹ có thể nhẩm theo một bản nhạc hoặc nói chuyện với con trong bụng để cảm nhận được sự kết nối. Hãy nhớ, giọng nói của mẹ có thể giúp thai nhi điềm tĩnh hoặc an tâm trong bụng mẹ. Thế nên trong lúc giữ bình tĩnh, mẹ đừng quên trò chuyện và trấn an con trong bụng.

- Khi tới bệnh viện, mẹ làm theo hướng dẫn của bác sĩ để sẵn sàng đón con yêu nhé các mẹ!

 

Theo emdep.vn

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU