Dù giàu hay nghèo, hãy dạy con điều này càng sớm càng tốt

(lamchame.vn) - Nhà giáo dục Merkel cho biết: "Giáo dục tiền bạc là một khóa học bắt buộc trong cuộc sống và là trọng tâm của giáo dục con cái, cũng giống như tiền bạc là trọng tâm của gia đình".

Ảnh minh hoạ

Có câu nói "Tuổi thơ không được giáo dục về tiền bạc, tương lai sẽ được xã hội giáo dục". Một đứa trẻ biết quản lý tiền bạc sẽ thành thạo hơn trong việc kiểm soát cuộc sống của chính mình trong tương lai. Những đứa trẻ biết cách tiêu tiền 10 năm sau sẽ có cuộc sống khác hẳn những đứa trẻ không biết cách tiêu tiền.

Trẻ em không được giáo dục tốt, dù bố mẹ có kiếm được bao nhiêu tiền cũng không đủ.

Một người mẹ đang chuẩn bị trả nợ thế chấp, nhưng đột nhiên phát hiện trong thẻ ngân hàng chỉ còn có mấy chục ngàn NDT, trong khi ban đầu có hơn 200 ngàn NDT. Mãi sau này, bà mới biết rằng chính đứa con trai 12 tuổi đã nạp tiền để chơi game.

Người mẹ này thế chấp căn nhà để vay nặng lãi, do không còn cách nào trả nợ nên đành phải bán nhà. Nhìn thấy điều đó, người ta không khỏi xót xa và phẫn nộ.

Trong quá trình lớn lên của trẻ thiếu nhận thức đúng đắn về tiền bạc, tiền không có ý nghĩa gì so với niềm hạnh phúc khi được mua sắm. Cuối cùng, những hành vi thiếu hiểu biết của đứa trẻ đã trở thành nguồn cơn cho bi kịch của cả gia đình.

Robert, tác giả cuốn sách "Cha giàu cha nghèo" đã nói:

"Nếu bạn không thể dạy con mình về tiền bạc, sau này sẽ có người khác thay bạn làm điều đó, chẳng hạn như chủ nợ, cảnh sát, và thậm chí là những kẻ dối trá. Hãy để những người này giáo dục con bạn về kinh doanh tài chính, và tôi e là bạn và con cái của bạn sẽ phải trả giá nhiều hơn."

Vì vậy, không bao giờ là quá sớm cho việc giáo dục tiền bạc. Sự chậm trễ của cha mẹ sẽ phải trả một cái giá rất đắt.

Một số điều, bất kể tuổi tác, nếu bạn không nói cho trẻ biết thì chúng sẽ không bao giờ hiểu được, đặc biệt là giáo dục tiền bạc.

Nhà văn San Mao nói: "Phim hài trên thế giới có thể được sản xuất mà không cần tiền, nhưng hầu hết các bi kịch trên thế giới đều không thể tách rời tiền bạc". "Miệng ăn núi lở", chính vì không biết chăm chỉ kiếm tiền mà chỉ biết tiêu xài hoang phí nên cuối cùng khi "lở đất" xảy ra, không ai trong gia đình là vô tội.

Không giáo dục tiền bạc cho con cái từ sớm thì dù cha mẹ có kiếm thêm bao nhiêu tiền cũng vô ích, không chỉ phải trả một cái giá "khủng" mà còn hủy hoại hạnh phúc của hai thế hệ. Tiền tiêu đến đâu, giá trị cá nhân và chất lượng cuộc sống được phản ánh đến đó.

Những đứa trẻ trong gia đình tỷ phú người Mỹ Rockefeller bắt đầu từ 6 tuổi được cho một khoản tiền tiêu vặt cố định hàng tuần. Khoản tiền này hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng. Tuy nhiên, trẻ phải ghi chép lại từng xu mình chi tiêu, tiêu vào đâu để cha mẹ kiểm tra.

Nếu cha mẹ thấy các khoản chi của con cái không hợp lý, họ sẽ đưa ra lời khuyên. Những đứa trẻ này đã học cách chi tiêu, tiết kiệm và quản lý tiền ngay từ khi còn nhỏ, cũng như rèn luyện ý chí và khả năng kiềm chế sự ham muốn. Ngày nay, gia đình Rockefeller đã phát triển mạnh mẽ trong sáu thế hệ.

Các chuyên gia về tâm lý trẻ em đã chỉ ra rằng: "Khái niệm tiền bạc và phương pháp quản lý tài chính của trẻ em được hình thành từ khi còn nhỏ và sẽ mang lại lợi ích suốt đời".

Những đứa trẻ có cái nhìn đúng đắn về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ, biết cách giải quyết mối quan hệ giữa ham muốn và tiền bạc, sống cuộc sống của mình trong phạm vi khả năng của mình sẽ có nhiều khả năng thành công hơn trong tương lai.

Dạy cách sử dụng tiền là của cải cả đời quý giá nhất mà cha mẹ để lại cho con cái. Bởi vì thái độ kiểm soát tiền bạc của một người phản ánh khả năng kiểm soát và lập kế hoạch cho một cuộc sống độc lập trong tương lai. Vì vậy, trước khi dạy con bạn làm việc chăm chỉ để tiết kiệm tiền, tốt hơn là bạn nên dạy chúng tiêu tiền đúng cách.

Dù có tiền hay không cũng phải dạy con sử dụng tiền thật tốt

Trong bộ phim "Tự thú của một tín đồ shopping", tổng biên tập Luke đã nói: "Những người thực sự có thể tiêu tiền sẽ biết tiêu tiền của mình vào đâu".

Thật vậy, cách tiêu tiền thực sự là để trẻ có hiểu biết đúng đắn về tiền. Khi xử lý chuyện tiền bạc, không còn tiêu xài hoang phí mà trở thành một người biết tự giác, sống có kế hoạch.

1. Học cách tiết kiệm và tiêu dùng hợp lý

Có một bà mẹ lập sổ tiết kiệm cho con gái, tiền lì xì năm nào cũng cất vào đó, cô con gái cũng để dành tiền thưởng thường tích cóp được.

Khi con gái lớn hơn, lúc cần tiêu tiền, cô sẽ cân nhắc trước xem có cần thiết phải mua không, dần dần học được cách tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm để quản lý tiền không tiêu. Cô bé cũng tự hào nói: "Mẹ ơi, con sẽ dùng số tiền này để đi học đại học trong tương lai". Điều đáng tự hào là số tiền do chính đứa trẻ tích lũy được đã được sử dụng vào một nơi có ý nghĩa.

Cha mẹ cần phải dạy con cái của họ kiềm chế sự ham muốn, ưu tiên chi tiêu hợp lý, trau dồi những thói quen tốt và tự kiểm soát cuộc sống của mình.

2. Thanh toán tiền mặt, trực quan và rõ ràng

Trên Weibo, một bà mẹ đã chia sẻ kinh nghiệm giáo dục con của mình.

Có lần bà dẫn con đi chợ trời đến một sạp hàng rong bán những thứ lặt vặt. Ở đây khách hàng cần quét mã QR để thanh toán trực tiếp, nhưng bà đã thuyết phục người bán hàng để trả bằng tiền mặt.

Bà tin rằng mặc dù nó chỉ là một hoặc hai đô la, nhưng có thể cho đứa trẻ biết một đô la có thể mua được và không thể mua được những gì.

Thanh toán tiền mặt cụ thể hơn so với thẻ. Sức mua của từng tờ tiền trở thành thước đo trong lòng trẻ thơ. Tiền mặt trực quan có thể kiểm soát mong muốn tiêu dùng của trẻ và hiểu rõ hơn giá trị của đồng tiền.

3. Lập ngân sách và sử dụng theo ý của trẻ

Hãy để trẻ tự do quản lý một số tiền tiêu vặt nhất định, vừa được tự do tiền bạc, vừa giúp trẻ học cách phân phối và lựa chọn. Mỗi số tiền chúng bỏ ra sẽ trở thành một kinh nghiệm tích lũy trên đường đời sau này, giúp trẻ có một cuộc sống huy hoàng hơn.

Nhà kinh tế Dương Trường Giang nói:

"Trẻ em hoàn toàn không có nhận thức về tiền, chúng không biết tiền đến từ đâu. Trong mắt trẻ thơ, tiền giống như một món đồ chơi, một tờ giấy có thể điều khiển theo ý muốn. Trẻ hoàn toàn phớt lờ công sức đằng sau đồng tiền."

Trẻ nhỏ chưa bao giờ chịu đựng khó khăn nên không hiểu sự khó khăn của việc kiếm tiền khi trưởng thành. Học cách quản lý tiền, tối đa hóa giá trị của nó và chi tiêu đúng nơi cần tiêu là "nghệ thuật" sống mà trẻ em nên được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ.

Nếu gia đình có điều kiện, bạn cần dạy con tiêu tiền, vì cha mẹ dù kiếm được bao nhiêu tiền cũng sẽ cạn kiệt nếu không biết quản lý. Ngược lại, nếu gia đình không mấy khá giả thì việc dạy con tiêu tiền lại càng cần thiết, bởi chúng cần phải cẩn thận, kỹ càng trong sinh hoạt.

Những người biết tiêu tiền là những người giàu có thực sự, và họ sẽ ngày càng giàu có hơn. Vì vậy, dù có nhiều tiền đến đâu, bạn cũng phải sử dụng tiền hợp lý và cẩn thận.

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU