4. Trẻ được học cách chấp nhận thất bại
Trẻ con thường không biết cảm giác của thất bại, mà chỉ biết cảm giác vui vẻ của sự chiến thắng. Điều này dễ làm trẻ hiểu rằng thất bại là thứ gì đó kinh khủng. Thực tế, thất bại là 1 phần của bất kì hoạt động nào, nó hoàn toàn có thể xảy ra cho dù bạn đã lên kế hoạch tốt nhất.
Làm sao để trẻ có thể đối mặt được với nó khi mà trước đây bạn không chuẩn bị cho trẻ hiểu về cảm giác này. Đứa trẻ giỏi là đứa trẻ hiểu được chiến thắng cũng như biết cách đối mặt với thất bại. Do đó, khi chơi cùng trẻ, đừng tạo các chiến thắng giả tạo, hoặc làm dễ chỉ để trẻ chiến thắng hoặc để trẻ vui. Nó không tạo ra 1 đứa trẻ giỏi, mà chỉ tạo ra 1 lớp trẻ hiếu thắng nhưng sợ thất bại.
Dạy trẻ chấp nhận thất bại cũng như biết thừa nhận sự yếu kém hay lỗi lầm của bản thân là cách giáo dục đúng đắn về công bằng.
5. Dạy trẻ yêu quý cơ thể và sức khỏe của bản thân
Một đứa trẻ lớn lên trong đùm bọc giống như nuôi những con cừu được vây quanh bởi 1 hàng rào, chúng rất thiếu các kỹ năng cần để tự chăm sóc bản thân vì chúng nghĩ rằng hàng rào có thể ngăn chúng khỏi mọi nguy hiểm. Những con cừu ỷ lại vào chiếc hàng rào, mà mất đi cảnh giác về các tiếng động nhỏ như tiếng bước chân của con sói. Nhưng, 1 ngày nào đó, hàng rào bị hỏng hay chẳng còn, thì chúng không thể nhận ra con sói đã đến bên cạnh.
Không ai biết trước 1 điều gì sẽ đến với trẻ và cha mẹ cũng không thể mãi là hàng rào vững chắc, chỉ có 1 điều quan trọng là trẻ phải luôn mạnh mẽ và có đủ kỹ năng tự chăm sóc bản thân. Khi nhỏ, trẻ bị bệnh không có nghĩa là cứ nằm đó xem TV, Ipad để được chăm sóc mà thay vào đó cho trẻ có cơ hội vận động, vui chơi, tham gia tự chăm sóc bản thân mình như tự lấy nước uống, lấy cam mẹ gọt sẵn để ăn, tự báo cáo với mẹ khi thấy đỡ mệt,...
Nắm được 5 kỹ năng trên, trẻ lớn lên sẽ vững vàng, tự tin vào cuộc sống.