Dùng bàn tay để ước lượng khẩu phần ăn mỗi bữa của bé

Mỗi độ tuổi, các mẹ cần điều chỉnh lượng ăn mỗi bữa phù hợp để đảm bảo cung cấp đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết đáp ứng cho sự phát triển toàn diện của các bé.

 

Lượng cháo của bé= dung tích bàn tay bé xòe ra.

Lượng rau/củ/quả = nắm tay của bé.

Lượng thịt/cá/trứng (chất đạm) = lưng bàn tay bé.

Lượng hạt ăn dặm = chiều dài ngón cái của bé.

Lượng chất béo omega-3 = dung tích đốt thứ nhất của ngón cái của bé.

Riêng lượng chất đạm cá/tôm/thịt sẽ tùy vào loại thực phẩm mà có ước lượng khác nhau, để đảm bảo bé hấp thụ tốt các nguồn chất đạm cho tăng trưởng, hệ miễn dịch, não bộ, đồng thời hạn chế quá nhiều cholesterol.

Cụ thể, mẹ có thể ước lượng các loại chất đạm 1 bữa ăn của bé như sau:

Lượng các loại cá bình thường (cá trắm, cá quả...) = bàn tay bé xòe ra.

Lượng cá chép/cá hồi/cá thu (cá giàu axit béo Omega-3) = lòng bàn tay bé.

Lượng thịt lợn/thịt bò/thịt gà = lòng bàn tay bé.

Độ dày của các miếng thịt/cá = Độ dày cạnh bàn tay bé.

Lượng thịt lươn = Độ dài từ lòng bàn tay đến đầu ngón tay giữa của bé.

Lượng tôm lấp đầy khu vực các ngón tay bé.

Lưu ý: Bé ở độ tuổi khác nhau có kích thước bàn tay cũng phát triển theo độ tuổi, nên ước lượng lượng đủ cho nhu cầu các chất dinh dưỡng theo kích thước bàn tay của bé.

 

Link bài gốc

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU