Tóm lại, có 2 nguyên tắc quan trọng để phòng tránh đũa gỗ, thớt gỗ bị lên nấm mốc. Một là các loại thức ăn không bám trên bề mặt. Hai là không để bề mặt bị ẩm. Như vậy, bạn sẽ không phải lo lắng nấm mốc sinh sôi, gây bệnh cho gia đình.
PV: Ngoài ra, người dân nên sử dụng loại đũa gỗ, thớt gỗ đạt những tiêu chí như thế nào để tránh trường hợp thức ăn dễ bị bám vào, gây nấm mốc?
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: Với đũa gỗ, tốt nhất nên chọn những loại làm từ tre, trúc già; với thớt gỗ nên chọn loại gỗ lâu năm. Tất cả cần có bề mặt phẳng mịn, không có xơ. Hiện nay, ngoài thị trường bán rất nhiều những loại đũa gỗ sơn son đều làm từ chất liệu tốt, sơn son vào để chống hút ẩm, nâng cao hạn sử dụng. Nếu có bị ẩm cũng chỉ bị bên ngoài, nguy cơ nấm mốc từ bên ngoài nên có thể rửa sạch, phơi khô dùng bình thường.
Ngược lại, những loại đũa dùng một lần làm từ tre non. Chỉ nên dùng đúng 1 lần rồi bỏ. Vì những loại gỗ này thì nấm mốc có khả năng xâm nhập cả bên trong. Khuyến cáo tuyệt đối không dùng hàng ngày trong các gia đình.
PV: xin cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ!
https://afamily.vn/dung-dua-go-thot-go-voi-loai-thuc-pham-nay-chu-y-rua-ky-de-tranh-sinh-chat-gay-ung-thu-aflatoxin-20220412121448568.chn