F0 nên ăn gì để chóng khỏe? Chuyên gia Mỹ nêu 7 nhóm thực phẩm 'vàng' cho F0 ít người biết

F0 nên ăn gì là câu hỏi của rất nhiều người mắc COVID-19 hoặc có người thân mắc bệnh. Các chuyên gia hàng đầu về dinh dưỡng sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi này.

Khi F0 điều trị tại nhà, việc hỏi ý kiến bác sĩ từ xa hay đảm bảo 5K… là rất quan trọng. Nhưng một điều quan trọng không kém là dinh dưỡng. Những gì bạn ăn cũng có thể giúp giảm bớt một số triệu chứng của COVID-19 và hỗ trợ phục hồi.

Tiến sĩ Adrienne Youdim, một bác sĩ nội khoa chuyên về giảm cân và dinh dưỡng tại Mỹ, cho biết: "Duy trì một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả là rất quan trọng vì chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất bao gồm vitamin A, C, magiê và kẽm".

Ngoài ra, "chất chống oxy hóa và polyphenol được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau cũng tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và tăng khả năng trao đổi chất - tất cả đều quan trọng trong thời gian bị nhiễm trùng nói chung và COVID-19 nói riêng…", Tiến sĩ Youdim phân tích thêm.

Dinh dưỡng rất quan trọng với F0 điều trị tại nhà.

"Nếu bạn bị nhiễm biến thể Omicron, cổ họng của bạn có thể có cảm giác nóng rát. Một số người nói rằng cổ họng của họ có cảm giác như có lưỡi dao cạo bên trong. Ai lại muốn ăn burger nhiều thịt hoặc một đĩa mì Ý lớn khi đang cảm thấy như vậy? Hãy chọn thức ăn thanh đạm hơn", Tiến sĩ Robert G. Lahita, giám đốc Viện Bệnh tự miễn và Bệnh thấp khớp tại Bệnh viện Saint Joseph Health, Mỹ, cho biết.

F0 nên ăn gì?

Súp

Nước canh và súp là những lựa chọn tốt nhất. Nhà dinh dưỡng học nổi tiếng người Mỹ Haylie Pomroy cho biết: "Các loại canh và súp không chỉ hiệu quả trong việc bổ sung nước khi bị ốm mà còn rất dễ nấu khi bạn cảm thấy yếu hoặc kiệt sức".

Tiến sĩ Lahita nói thêm: "Hãy thử các món súp gà, súp chứa trứng gà vì chúng cung cấp cả protein và nước".

Rau củ mềm

Tiến sĩ Lahita cho biết ngay cả những loại rau mềm khi nấu chín như cà rốt, hành tây và rau bina cũng rất lý tưởng.

Ngoài ra, chuyên gia Pomroy khuyên bạn nên ăn nhiều khoai lang. Cô giải thích: "Khoai lang chứa nhiều vitamin A, rất tốt để chống lại chứng viêm - một tác dụng phụ thường gặp của COVID-19. Bạn có thể ăn khoai nghiền hoặc chiên giòn nếu không bị đau họng".

Tiến sĩ Lahita cho biết ngay cả những loại rau mềm khi nấu chín như cà rốt, hành tây và rau bina cũng rất lý tưởng cho F0.

Chuyên gia Pomroy cũng khuyên F0 nên ăn quả lê. Chuyên gia dinh dưỡng giải thích: "Chúng là một phương thuốc chữa bệnh phổi rất hiệu quả, vì chúng có thể giúp giảm đờm và tắc nghẽn".

Tiến sĩ Youdim lưu ý: "Thực phẩm giàu axit béo omega, ví dụ như cá, cũng có thể có lợi nhờ tác dụng tích cực đối với khả năng miễn dịch, chưa kể cá là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Thiếu vitamin D khiến chúng ta dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn".

Dầu ô liu

Tiến sĩ Youdim cũng khuyên bạn nên tăng cường sử dụng dầu ô liu vì nó chứa nhiều polyphenol – chất có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống huyết khối.

Tiến sĩ Youdim giải thích: "Chúng cũng tăng cường phản ứng miễn dịch bằng cách tăng khả năng chống oxy hóa và giảm viêm trong các mô".

Vị bác sĩ nội khoa cho biết thêm: "Dầu ô liu cũng chứa axit béo omega-3 giúp kích hoạt khả năng miễn dịch, đồng thời có đặc tính chống viêm".

Tiến sĩ Youdim cũng khuyên bạn nên tăng cường sử dụng dầu ô liu vì nó chứa nhiều polyphenol – chất có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và chống huyết khối.

Probiotic, Prebiotic

Tiến sĩ Lahita cho biết bạn cũng nên kết hợp probiotic (lợi khuẩn) trong chế độ ăn khi mắc Covid-19 vì chúng giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột - điều đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chức năng miễn dịch.

Vị tiến sĩ cho biết các loại thực phẩm như sữa chua, kefir, kim chi, miso, kombucha, và nhiều loại pho mát là nguồn cung cấp probiotic tự nhiên tuyệt vời cho đường ruột.

Tiến sĩ Lahita cũng khuyên bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu prebiotic (thức ăn cho probiotic) vào chế độ ăn, ví dụ như yến mạch, hành tây, tỏi, tỏi tây, măng tây, chuối.

"Prebiotic cũng rất quan trọng đối với đường ruột vì đây là những vi sinh kích thích sự phát triển của các vi sinh vật lành mạnh giúp tăng cường sức khỏe của đường ruột và sức khỏe tổng thể của bạn", theo Tiến sĩ Lahita.

Nước ép trái cây, trà gừng

Ngoài ra, hãy tăng lượng nước bổ sung cho cơ thể. Tiến sĩ Lahita khuyên bạn nên uống nước dừa, trà thảo mộc, súp và nước trái cây tươi. Ông lưu ý: "Nước ép lựu là một lựa chọn tuyệt vời vì nó có chất chống oxy hóa và giúp bạn không bị giảm cân nhiều khi đang bị ốm". Ông gợi ý: "Nếu bạn đang cảm thấy buồn nôn, hãy thử uống trà gừng vì nó có thể giúp giảm bớt cảm giác đó".

F0 không nên ăn gì?

Dù bạn theo chế độ ăn nào, "hãy cố gắng ăn thức ăn nấu chín thay vì thức ăn sống, khó tiêu hóa, và khi bạn đang chiến đấu với một loại virus dữ dội như coronavirus, quá trình tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng", Pomroy nói.

 

 

Trong khi đó, "tránh thức ăn cay vì chúng có thể làm bỏng rát cổ họng của bạn và làm cho họng cảm thấy tồi tệ hơn", Tiến sĩ Lahita nói. "Bạn cũng nên tránh cà phê vì nó có thể khiến bạn mất nước", nhà miễn dịch học cho biết thêm.

Hơn nữa, bạn cũng nên tránh thực phẩm đã qua chế biến nhiều. Tiến sĩ Youdim cho biết: "Thực phẩm đã qua chế biến nhiều lần cũng có nhiều đường đơn. Ăn nhiều đường, đặc biệt là đối với bệnh nhân tiểu đường, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nói chung".

Thêm vào đó, "đường đơn dẫn đến sự gia tăng và giảm đột ngột của lượng đường trong máu, làm cạn kiệt mức năng lượng và có thể gây ra tình trạng li bì", cô nói thêm.

(Nguồn: Forbes)

Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

 

MỚI NHẤT

ĐỌC NHIỀU